Quang cảnh hội nghị.
Dự hội nghị có đồng chí Giàng Thị Dung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành có liên quan của tỉnh, lãnh đạo UBND, cơ quan chuyên môn các huyện, thị xã, thành phố.
Theo lãnh đạo Sở kế hoạch và Đầu tư, giải ngân vốn đầu tư công mới đạt 53% kế hoạch UBND tỉnh giao.
Sở Tài chính cam kết phối hợp chặt chẽ với các chủ đầu tư trong giải ngân nguồn vốn.
Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư, tổng vốn theo kế hoạch đầu tư công của Lào Cai trong năm 2024 là 6.503 tỷ đồng, đến thời điểm hiện tại giá trị giải ngân đạt 3.415 tỷ đồng, bằng 53% kế hoạch tổng nguồn vốn.
Lãnh đạo thị xã Sa Pa cam kết hoàn thành giải ngân 95% nguồn vốn theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ trước 31/12.
Huyện Si Ma Cai giải ngân nguồn vốn đạt thấp nhất tỉnh, hiện mới đạt 25%.
Tỷ lệ giải ngân nguồn vốn của tỉnh Lào Cai theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ đạt 82,48% kế hoạch, xếp hàng đầu các địa phương về giải ngân theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ (hiện tỷ lệ giải ngân trung bình của cả nước đạt 59,27% kế hoạch).
Căn cứ Quyết định của HĐND, UBND tỉnh, tỷ lệ giải ngân trên toàn địa bàn đến thời điểm hiện tại mới đạt 53% kế hoạch.
Chủ tịch UBND thành phố Lào Cai chỉ rõ một số dự án chưa nhận được sự phối hợp, vào cuộc tích cực của cơ quan chuyên môn, ngành chức năng.
Trước đó, trung tuần tháng 10/2024, UBND tỉnh yêu cầu mỗi tuần toàn tỉnh phải giải ngân ít nhất 483 tỷ đồng nhưng sau 6 tuần mới giải ngân được 500 tỷ đồng, như vậy tiến độ là quá chậm; một số địa phương có mức giải ngân trung bình đạt thấp là thị xã Sa Pa đạt 50% kế hoạch, huyện Bát Xát đạt 51%, huyện Si Ma Cai chỉ đạt 25%.
Lãnh đạo UBND huyện Văn Bàn khẳng định sự nỗ lực trong đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công.
Tại hội nghị, đại diện chủ đầu tư là UBND các huyện, thị xã, thành phố, các sở, ban, ngành của tỉnh đã nêu một số khó khăn khiến tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công, nhất là nguồn vốn địa phương giao còn đạt thấp. Đó là do thiên tai, vướng mắc trong giải phóng mặt bằng, sự phối hợp giữa các chủ đầu tư với ngành chuyên môn chưa tốt; do năng lực, sự yếu kém của nhiều nhà thầu, đơn vị tư vấn...
Phát biểu kết luận hội nghị, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Trọng Hài nhấn mạnh: Tỉnh sẽ có hình thức xử lý nghiêm, xứng đáng với đại diện chủ đầu tư để tiến độ giải ngân vốn đầu tư công chậm, tỷ lệ đạt thấp, nhất là do nguyên nhân chủ quan.
Lãnh đạo huyện Bắc Hà phát biểu tại hội nghị.
“Không chỉ là kiểm điểm, rút kinh nghiệm chung chung mà phải gắn với trách nhiệm cụ thể, với mức độ hoàn thành nhiệm vụ, các danh hiệu thi đua. Chỉ có như vậy mới nêu cao được tinh thần nỗ lực, trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu đơn vị chủ đầu tư”, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Trọng Hài nhấn mạnh.
Giám đốc Sở Xây dựng nêu ý kiến.
Về các yêu cầu cụ thể, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh chỉ rõ: Lãnh đạo các ngành, đơn vị, UBND các huyện, thị xã, thành phố phải xuống tận công trình, kiểm tra xem chậm do đâu, do ai, vướng mắc như thế nào? Chỉ như vậy mới có thể tháo gỡ kịp thời, đẩy nhanh tiến độ theo yêu cầu.
Đại diện đơn vị trực thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tham gia ý kiến.
Hạn định chốt khối lượng thi công chỉ còn đúng 1 tháng nên các chủ đầu tư phải hết sức quyết liệt, dồn sức mới đảm bảo các yêu cầu đề ra; UBND tỉnh giới hạn đến 31/12 tiến độ giải ngân của các chủ đầu tư phải hoàn thành tỷ lệ 95% như cam kết của của tỉnh với Thủ tướng Chính phủ.
Vào cuộc phải thực chất, báo cáo phải trung thực, nếu chỉ là hô hào, hô quyết tâm suông thì tiến độ không được giải quyết, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Trọng Hài khẳng định.
Các chủ đầu tư cần tập trung rà soát các hợp đồng đã quá hạn để xin gia hạn, trong 149 công trình như Sở Xây dựng báo cáo mới có 112 công trình xin ra hạn, còn 37 công trình chưa đăng ký. Các chủ đầu tư cần chủ động công tác này, quá hạn UBND tỉnh sẽ không giải quyết và người đứng đầu phải chịu trách nhiệm về sự chậm trễ này.
Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Trọng Hài kết luận hội nghị.
Về nghiệm thu công trình, các vướng mắc nêu ở kỳ họp trước đã được UBND tỉnh chỉ đạo cơ quan chuyên môn tháo gỡ, do vậy các chủ đầu tư, nhất là các huyện, thị xã, thành phố phải chủ động khâu này. Trong đó, hồ sơ phải chuẩn bị đầy đủ, điều kiện nghiệm thu được đảm bảo, tránh tình trạng mời cơ quan chuyên môn tới nghiệm thu nhưng hồ sơ còn thiếu, sai sót.
Thường trực UBND tỉnh cũng yêu cầu các chủ đầu tư hàng tuần phải có báo cáo cập nhật tiến độ để cấp trên có những điều chỉnh, chỉ đạo sát trong điều hành, quản lý.
Cao Cường