Trụ sở Bộ Công Thương. Ảnh: Đức Hạnh/BNEWS/TTXVN
Theo đó, Bộ Công Thương đã gửi văn bản lấy ý kiến đến Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các Đoàn đại biểu Quốc hội, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam và các tổ chức, doanh nghiệp. Việc lấy ý kiến được thực hiện thông qua nhiều hình thức như gửi văn bản chính thức (văn bản số 4558/BCT-TMĐT ngày 23/6/2025), đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Công Thương và Cổng Thông tin pháp luật Quốc gia, cũng như tổ chức Hội nghị lấy ý kiến vào ngày 3/6/2025.
Tính đến thời điểm hiện tại, Bộ Công Thương đã tiếp nhận ý kiến góp ý từ 48 cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và địa phương; trong đó, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam bày tỏ sự đồng thuận với dự án luật. Đặc biệt, có 12 bộ, cơ quan ngang bộ đồng tình và đồng thời đưa ra một số ý kiến bổ sung. 28 địa phương gửi phản hồi, với 18 địa phương hoàn toàn nhất trí với nội dung và cấu trúc của hồ sơ dự án luật. Ngoài ra, 1 hiệp hội và 3 tổ chức, doanh nghiệp đã gửi góp ý trực tiếp.
Việc tiếp thu ý kiến rộng rãi là cơ sở quan trọng để Bộ Công Thương hoàn thiện dự án luật, hướng tới xây dựng một hành lang pháp lý đồng bộ, thúc đẩy thương mại điện tử phát triển bền vững.
Uyên Hương/Bnews/vnanet.vn