Năm ngoái, kim ngạch xuất khẩu của Nhật Bản sang Hoa Kỳ đạt 145 tỷ USD, chiếm khoảng 20% tổng xuất khẩu của nước này.
Năm 2023, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Hàn Quốc, sau Trung Quốc, với 116 tỷ USD hàng hóa được giao thương.
Tuy nhiên, kế hoạch áp thuế của ông Trump đối với hàng hóa Trung Quốc có thể mang lại lợi ích cho một số quốc gia ở Đông Nam Á khi các nhà máy có thể chuyển địa điểm từ Trung Quốc sang các nước khác trong khu vực.
Hãng bán giày Steve Madden đã thông báo vào đầu tháng này rằng họ sẽ giảm một nửa sản lượng sản xuất tại Trung Quốc để tránh các mức thuế của ông Trump và sẽ tìm nguồn cung ứng từ Campuchia, Việt Nam, Mexico và Brazil, cùng một số quốc gia khác.
Năm 2023, Hoa Kỳ là điểm đến xuất khẩu lớn nhất của Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan, Ấn Độ và Nhật Bản. Hoa Kỳ cũng là thị trường tiêu thụ hàng hóa lớn thứ hai của Hàn Quốc và Indonesia, chỉ sau Trung Quốc, và đứng thứ ba đối với Malaysia và Singapore.
Năm 2023, Hoa Kỳ nhập khẩu nhiều nhất từ Mexico, tiếp theo là Trung Quốc và Canada. Sáu trong số 10 nguồn nhập khẩu hàng đầu của Mỹ là từ các quốc gia châu Á. Tổng cộng, các quốc gia này chiếm 32% tổng kim ngạch nhập khẩu của Mỹ trong năm 2023.
Tuy nhiên, dòng chảy hàng hóa không mang tính qua lại vì Mỹ có thâm hụt thương mại với nhiều quốc gia châu Á, có nghĩa là Mỹ nhập khẩu nhiều hơn từ những quốc gia này so với xuất khẩu sang họ.
Trong 9 tháng đầu năm 2024, thâm hụt thương mại lớn nhất của Mỹ là với Trung Quốc. Mexico đứng thứ hai và Việt Nam xếp thứ ba khi Hoa Kỳ ghi nhận thâm hụt 90,6 tỷ USD với quốc gia Đông Nam Á này.
Nhật Bản và Hàn Quốc cũng nằm trong top 10 quốc gia có thâm hụt thương mại lớn nhất với Hoa Kỳ.
10 nhà xuất khẩu hàng đầu châu Á sang Hoa Kỳ năm 2023
Trong 10 nhà xuất khẩu hàng đầu châu Á sang Hoa Kỳ năm 2023 có 6 nước Đông Nam Á.
Sau khi đạt đỉnh vào năm 2018 trong nhiệm kỳ của Donald Trump, thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc đã giảm xuống mức thấp nhất trong 14 năm vào năm 2023, khi Mỹ nhập khẩu nhiều hơn từ các quốc gia như Việt Nam và Hàn Quốc.
Tuy nhiên, dù thuế quan có thể thay đổi dòng chảy thương mại, tác động cuối cùng đến thâm hụt thương mại sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác, bao gồm sự thay đổi trong chuỗi cung ứng và sự chuyển dịch sản xuất sang các quốc gia khác ngoài Trung Quốc.
Mặc dù thâm hụt thương mại với Trung Quốc đã thu hẹp trong năm qua, thâm hụt với các quốc gia như Việt Nam và Thái Lan lại đang gia tăng, khi Hoa Kỳ cố gắng giảm phụ thuộc vào việc nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc.
Thay đổi thâm hụt thương mại của Hoa Kỳ theo năm với một số nước
Ông Trump tuyên bố rằng ông muốn tăng thuế quan đối với tất cả các mặt hàng nhập khẩu nhằm thu hẹp hoặc loại bỏ thâm hụt thương mại, nhưng các nhà kinh tế cảnh báo rằng thuế quan của ông thực chất sẽ là một loại thuế do người Mỹ phải trả, khi các công ty chuyển giao chi phí tăng lên từ việc nhập khẩu cho người tiêu dùng trong nước.
"Chúng tôi sẽ chuyển các chi phí thuế quan đó lại cho người tiêu dùng", Philip Daniele, Giám đốc điều hành của AutoZone, nói trong sau công bố báo cáo tài chính vào tháng 9.
Minh Anh