Thi hành án dânsự (THADS) là hoạt động nhằm đưa bản án, quyết định dân sự của Tòa án đã cóhiệu lực pháp luật được thực hiện trên thực tế. Hiệu quảcủa hoạt động này có tác động trực tiếp đến lòng tin của nhân dân đối với phápluật.
Tuy nhiên, không phải bản án, quyết định có hiệu lực nào của cơ quan cóthẩm quyền cũng có thể được tổ chức thi hành một cách thuận lợi, vì vậy, các cơquan THADS phải áp dụng các biện pháp cưỡng chế để buộc người phải thi hành ánthực hiện nghĩa vụ. Điều này thể hiện rõ quyền lực nhà nước, đảm bảo tínhthượng tôn pháp luật.
Cưỡng chế là giải pháp cuối cùng
Theo quy định củaLuật thi hành án, có nhiều biện pháp cưỡng chế được quy định: Khấu trừ tiềntrong tài khoản; thu hồi, xử lý tiền, giấy tờ có giá của người phải thi hànhán; trừ vào thu nhập của người phải thi hành án; kê biên, xử lý tài sản củangười phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ; khai thác tàisản của người phải thi hành án; buộc chuyển giao vật, chuyển giao quyền tàisản, giấy tờ; buộc người phải thi hành án thực hiện hoặc không được thực hiệncông việc nhất định. Chấp hành viên tùy từng vụ việc để lựa chọn biện phápcưỡng chế cho phù hợp.
Có lẽ trong cuộc đời công tác của mình, không có Chấp hành viên nào làkhông phải tiến hành cưỡng chế, vì nó là biện pháp bắt buộc khi người phải thihành án có điều kiện nhưng không tự nguyện thi hành. Khi phải thực hiện một vụviệc cưỡng chế thì đồng nghĩa với việc phải huy động lực lượng, phải tốn kémthời gian, tiền của, công sức của nhà nước và công dân, thậm chí mất đi tìnhlàng nghĩa xóm, tình anh em, chú cháu trong gia đình của người phải thi hành ánvà ít nhiều ảnh hưởng đến tính chính trị tại địa phương.
Cuộc họp liên ngành về công tác cưỡng chế thi hành án dân sự.
Bởi vậy, trong hoạt động thi hành án, vận động thuyết phục luôn là phương ánđược ưu tiên lựa chọn, cho dù đến sát ngày cưỡng chế hay trong quá trình cưỡngchế thì Chấp hành viên, công chức làm công tác thi hành án vẫn tiếp tục vậnđộng thuyết phục người phải thi hành án, vì vận động thuyết phục thành công sẽ thuận lợi rất nhiều, giúp vụ việc được giải quyết xong một cách nhanhnhất, tránh được nhiều rủi ro, tiền của, côngsức của nhà nước, công dân và vô vàn những khó khăn khác cho Chấp hànhviên.
Cũng vì thế, trước khi tiến hành cưỡng chế Chấp hành viên đã tìm mọicách để động viên thuyết phục, giải thích, thậm chí gặp gỡ cả những người khôngphải là đối tượng phải thi hành án như Trưởng họ, Già làng của người phải thihành án, những người có uy tín trong thôn trong xóm đối với người phải thi hànhán để cùng nhau vận động, thuyết phục với mục đích để người phải thi hành ánhiểu đúng pháp luật và chấp hành án nghiêm chỉnh.
Thế nhưng không phải vụ việcnào cũng vận động thuyết phục thành công, nên việc cưỡng chế sẽ trở thành côngđoạn bắt buộc sau cùng. Biết rằng đó là việc thực thi theo đúng pháp luật, nhưngmỗi vụ việc cưỡng chế qua đi là cả tâmtư, nỗi niềm khiến tôi phải băn khoăn, day dứt lươngtâm.
Băn khoăn sau vụ cưỡng chế di sản thừa kế
Vụ án chia thừa kế tại một xã của huyện Nông Cống cũ của tỉnhThanh Hóa; người được thi hành án là chú ruột, còn người phảithi hành là vợ chồng người cháu trai. Theo bản án củaTòa, vợ chồng người cháu trai phải trả cho chú ruột diện tích đất thừa kế gần250m2 đất này do gia đình người cháu đang quản lý sử dụng, trước kia từng đượccấp sổ đỏ nhưng đã phải thu hồi.
Người chú sau nhiều lần yêu cầu vợ chồng cháuruột giao đất nhưng thời buổi đất đai có giá, tấcđất tấc vàng, người cháu nhất quyết không trả.
Quang cảnh vụ cưỡng chế (ảnh: NVCC).
Bản án của Tòa tuyên đã rõ ràng, tuy nhiên, khi chấp hành viên thuyết phục tự nguyện thi hành án, vợ chồng người cháu cương quyết không giao. Lấy lý do đây là đất hương hỏa cha mẹ anh để lại, Anh ta còn tuyênbố, không ai có thể “cướp” mảnh đất này cuaảnh; đụng vào sẽ phải trả nợ máu!
Chấp hành viên biết khó nhưng vẫn phải kiên trì vận động thuyết phụcđương sự tự nguyện thi hành án, hi vọng “mưa dầm thấm lâu”. Nhưng thái độ củangười cháu rất hung hãn, không chỉ xúc phạm chú ruột, thậm chí anh ta còn cólời lẽ khó nghe với cán bộ thi hành án.
Ngày chúng tôi xuống tiến hành xác minh, vợ chồngngười cháu khóa trái cửa, không cho Tổ công tác vào làm việcvào nhà. Khi tiến hành đo đạc, anh chị tìm mọi cách để ngăn cản, hung hãn và cónhiều lời thách thức, đe dọa cán bộ thi hành án.
Chị Lê Thị Phương luôn tự hào vì được mang trên mình sắc phục chấp hành viên Thi hành án dân sự (ảnh: NVCC).
Chấp hành viên cũng đã vận động thuyết phục người chú có thể nhún nhườngmột phần, nghĩa là chịu lấy rút đi một phần diện tích theo bản án cho cháu đểgiữ hòa khí chung, vì trên thực tế trong số 250m2 đất, ngoài diện tích phần lớnđất để trồng cây có thể cắt giao dễ dàng, thì trên đất còn có một ngôi nhà gạchdiện tích 42m2 và một khu nuôi gà cũng xây gạch diện tích 20m2. Hai công trìnhnày gia đình người cháu không tự nguyện phá dỡ nên dự kiến Tổ công tác sẽ phảitiến hành cưỡng chế phá dỡ để giao đất cho người chú.
Phải tiến hành phá dỡ các công trình này vừa mất công vừa mất của, rấtxót xa. Vậy nên chấp hành viên vận động người chú hãy cho cháu chỗ đất này; dâũphải bớt đi chỗ này thì ông chú vẫn còn gần 200m2, mà giữ dược tình chú cháu,giọt máu đào hơn ao nước lã. Nhưng do quá uất ức bức xúc trước thái độ hỗn hàocủa người cháu bấy lâu nên ông chú không thể nhân nhượng, không thể tha thứ.Ông bảo việc đã đến nước này cứ đúng bản án mà thi hành, một tấc đất ông cũng khôngcho.
Quá trình làmviệc với hai bên, cán bộ thi hành án cũng cố gắnggiải thích để hai bên hiểu quy định pháp luật; đồng thơìcũng cố gắng hàn gắn tình cảm chú cháu của họ vốn đãrạn nứt lâu nay nhưng không được. Người chú nói rằng nêúnhư vợ chồng cháu trai biết nhận lỗi, sống tốt và phải đạo thì ông sẽ có thểsẵn sàng cho toàn bộ phần đất mà vợ chồng anh đã xây nhà trên đó (42m2),nghĩa là không phải phá dỡ phần nhà và cho luôn chỗ 42m2 đất có nhàtrên đó. Thế nhưng vợ chồng người cháu không biết điều, vẫn một mực có lời lẽxúc phạm ông và cương quyết không xuống nước với ông. Vậy nên ông cứ yêu câùđúng pháp luật mà làm, một mét vuông đất của ông cũng phải phá dỡ trả choông.
Là chấp hành viên giải quyết vụ việc, tôi đã thuyết phục “hết nước hết cái” khuyên vợ chồng người phải thi hành án.Vì nêúanh chị không tự nguyện chấp hành thì cũng bị cơ quan thi hành án cưỡng chế buộc phải tháo dỡ, phảibàn giao. Khi đó, anh chịvẫn phải phá dỡ, phải trả đất mà tình cảm chú cháuthì không giữ được và còn ảnh hưởng đến an ninh chính trị địa phương và hàngxóm láng giềng nữa, chưa kể tốn kém khoán chi phí cưỡng chế.
Thế nhưng người cháu vẫn không nghe, vẫn hunghăng, thách thức, cho rằng cơ quan thi hành án không dám làm gì được anh vì khi các cơ quan khác đến làm việc anh cũng một mực chốngđối, không hợp tác. Anh ta cho rằng đất này gia đình anh đã sinh sống ổn địnhba đời (bố mẹ anh, vợ chồng anh, nay là các con anh), mà việc người chú kiệnđòi đất cũng đã kéo dài 10 năm không giải quyết được, thì nay cũng đừng hi vọnglấy được đất.
Cố xin để lại… cái chuồng gà nhưng không được chấp nhận!
Không thể vận động thuyết phục được, Tổ công tác lên phương án cưỡngchế. Sau 3 tháng kể từ khi ban hành quyếtđịnh tổ chức cưỡng chế thi hành án, vụviệc đã được giải quyết xong bằng việc phải tiến hành cưỡng chếphá dỡ tài sản trên đất và giao đất thành công. Ngày cưỡngchế, trước lực lượng tham gia cưỡng chế hùng hậu, biết không thể chống đối đượcnên vợ chồng người phải thi hành án đã xuống nước muốn nhận lỗi với chú ruột vàxin được để lại phần chuồng gà xây tạm (20m2) trên mảnh đất để tiếptục chăn nuôi, khi nào chú sử dụng đất thì cháu sẽ tự phá dỡ.
Chúng tôi hiểu đây là cơ hội cuối cùng để chú cháu họ hàn gắn tình cảmnhưng có lẽ đã quá muộn. Người chú xin khước từ lời xin lỗi của cháu và cũng khôngđồng ý cho để lại cái chuồng gà. Chúng tôi cũng hoàn toàn thông cảm với ông,lúc này ông đồng ý nhân nhượng biết đâu lúc muốn lấy đất sử dụng liệu có lâýđược dễ dàng không? Dù chỉ là chỗ đất chuồng gà thôi, nhưng thời buổi làng lênphố, tấc đất hóa tất vàng, chỗ đất chuồng gà cũng đáng giá vài trăm triệu!
Vụ việc được giảiquyết xong, bảo đảm quyền lợi cho công dân được thi hành án theo đúngbản án, thực thi đúng pháp luật, thế nhưng trong lòng tôi cứ băn khoănmãi. Gía như ngay từđầu, đương sự đừng tham lam, cố chấp, hiểu đúng và chấp hành pháp luật thì sựviệc đã không đến nỗi, biết đâu vẫn hàn gắn được tình cảm chú cháu. Nhìn anhchị buồn bã ký vào biên bản cưỡng chế, cuối cùng đất vẫn mất, tình chú cháu ruộtrà cũng chẳng còn, tôi thực sự thấy chạnh lòng.
Cưỡng chế thi hành án là thế đấy, đầy phức tạp và cũng nhiều tâm tư.Chúng tôi luôn mong muốn mọi công dân hiểu đúng pháp luật, chấp hành pháp luậtnghiêm chỉnh thì sẽ không có những vụ việc cưỡng chế.
Tác giả LêThị Phương
Phòng Thi hành án Khu vực 2, Thi hành án dân sự, tỉnh Thanh Hóa
Lê Phương