Gợi ý đáp án
I. Đọc hiểu "Thăng Long thành hoài cổ"
1. Xác định thể thơ của văn bản: thơ thất ngôn bát cú luật Đường.
2. Chỉ ra được hai trong số những dấu hiệu sau:
- Số câu trong bài: 8.
- Bố cục: đề, thực, luận, kết.
- Luật: bài thơ được làm theo trắc (căn cứ vào tiếng hóa).
- Niêm: câu 1 niêm với câu 8 (trắc: hóa – trắc: đấy), câu 2 niêm với câu 3 (bằng: nay – bằng: xưa), câu 4 niêm với câu 5 (trắc: cũ – trắc: vẫn), câu 6 niêm với câu 7 (bằng: còn – bằng: năm).
- Vần: ương (trường, sương, dương, thương, trường).
- Đối: cặp câu 3, 4 và 5,6.
3. Tác dụng của những từ Hán Việt: gợi không khí cổ kính, thể hiện tâm trạng hoài cổ của nhà thơ.
4. Cảnh thành Thăng Long:
- Được miêu tả qua hình ảnh: bờ cỏ, lâu đài, bóng chiều, mặt nước, đá.
- Hiện tại là cảnh hoang tàn, chứa đựng dấu tích của một thời vàng son: dấu xe ngựa; là nhân chứng của những biến đổi dâu bể.
5. Tình cảm, cảm xúc của tác giả được bộc lộ qua hai câu thơ cuối: xót xa, đau đớn trước sự đổi thay nhanh chóng của cuộc đời. Nêu được nét đặc sắc trong cách thể hiện của tác giả. Mượn sự đối lập của khung cảnh Thăng Long xưa và nay để bộc lộ nỗi đau xót của tác giả trước cảnh hoang tàn của kinh thành xưa.
6. Trình bày được những tình cảm của em dành cho thành Thăng Long xưa do bài thơ gợi lên. Yêu cầu về độ dài: 3-4 câu.
II. Viết bài văn kể lại hoạt động xã hội có ý nghĩa tích cực
Trong bài viết có kết hợp kể với hai yếu tố miêu tả và biểu cảm.
a. Xác định đúng yêu cầu của kiểu bài: kể về một hoạt động xã hội.
b. Xác định đúng nội dung kể: một hoạt động xã hội.
- Giới thiệu hoạt động xã hội sẽ kể.
- Nêu những thông tin khái quát về hoạt động xã hội: Đơn vị tổ chức, thời gian, địa điểm, mục đích hoạt động,…
- Kể lại chân thực các sự việc theo trình tự hợp lí có kết hợp với việc sử dụng các yếu tố miêu tả, biểu cảm hoặc kết hợp cả hai yếu tố này.
- Khẳng định ý nghĩa của hoạt động.
- Nêu suy nghĩ, tình cảm sâu sắc của bản thân về hoạt động đã tham gia
đ. Diễn đạt: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
Lưu ý: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.
e. Sáng tạo: Thể hiện cách thuyết minh sáng tạo, có cách diễn đạt mới mẻ.