Hút thuốc không chỉ có hại cho bản thân
Giống như nhiều người đàn ông khác, anhHùng bắt đầu hút thuốc từ những năm đôi mươi. Khi đó, anh cho rằng hút thuốc làcách để “hòa đồng”, để tỏ ra trưởng thành. Rồi từ vài điếu mỗi ngày, lặp lạithành thói quen. Cứ thế, anh trở nên phụ thuộc lúc nào không hay. Không có nólà thấy bứt rứt, khó chịu.
Nhưng rồi, những cơn ho dai dẳng, giấc ngủchập chờn, cảm giác mệt mỏi triền miên trở thành bạn đồng hành mỗi ngày. Khôngphải anh chưa từng muốn bỏ, song vì thèm, vì căng thẳng, vì một thứ gắn bógọi là “cảm giác thiếu thiếu gì đó” anh lại hút.
Tới khi cô con gái nhỏ từ chối cái ôm vì “ngươìbố toàn mùi khói thuốc”, người vợ hiền dịu bao lâu cũng trở lên cáu gắt, bực bôịmỗi khi thấy anh hút thuốc mà không khuyên bảo được, khi không khí gia đình trởnên nặng nề, lục đục…, anh mới nhận ra rằng điếu thuốc tưởng chừng vô hại đóđang hủy hoại chính mình, và đẩy mình ra xa khỏi những người thân yêu nhất.
Anh quyết tâm thay đổi. Anh lên các báo tìm hiêủcách cai thuốc, tìm xem các thông tin về tác hại của thuốc, kiên trì từng chút một để rơìxa thói quen bao năm bám víu. Hơn một năm nỗ lực, dù chưa thể dứt hẳn, nhưnganh không còn phụ thuộc vào thuốc lá như trước. Anh mỉm cười bảo: điều quý giá nhấtbây giờ không phải hơi thuốc mà là cái ôm trọn vẹn từ con gái, không còn bị con đâỷra chỉ vì “bố có mùi khói thuốc” nữa.
Giống anh Hùng, anh Nguyễn Đức Tiệp (43 tuổi,phường Hòa Bình, tỉnh Phú Thọ) cũng đã có hơn 20 năm sử dụng thuốc lá như mộtphản xạ quen thuộc trong cuộc sống. “Tôi từng nghĩ không bao giờ bỏ được. Nhưngrồi sức khỏe càng lúc càng tệ. Con cái suốt ngày nhắc, vợ thì lo lắng. Đến lúc đó, tôi biết mình không thể tiếp tục như vậy được nữa”, anh chia sẻ.
Tuần đầu tiên cai thuốc với anh là một thửthách lớn. Cảm giác khó chịu, thèm thuốc đến mức bứt rứt, tâm trạng cáu gắt.Nhưng nhờ có sự động viên từ gia đình, và những buổi truyền thông, tư vấn sứckhỏe tại Trạm Y tế..., anh dần vượt qua.
“Tôi nhận ra, mình hút thuốc không chỉ hạibản thân, mà còn đầu độc cả vợ con mỗi ngày mà không hay,” anh nói. Giờ đây,sau khi bỏ thuốc thành công, anh Tiệp thấy mình như sống một cuộc đời khác. Sứckhỏe được cải thiện rõ rệt, ăn ngon, ngủ sâu giấc, không còn ho về đêm, và điêùquan trọng nhất: gia đình vui vẻ, đầm ấm hơn.
Hàng triệu trẻ em Việt phải hít khói thuốcmỗi ngày
Theo Quỹ Phòng chống tác hại thuốc lá (BộY tế), Việt Nam hiện có hơn 15 triệu người trưởng thành hút thuốc, trong đó hơn42% là nam giới. Đáng lo ngại, có tới 67,6% trẻ em Việt Nam đang sốngtrong môi trường có người hút thuốc, tức là hít phải khói thuốc thụ động môĩngày ngay trong chính ngôi nhà của mình.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo: khóithuốc thụ động là nguyên nhân của hàng loạt bệnh nguy hiểm ở trẻ em nhưviêm phổi, hen suyễn, viêm tai giữa, giảm chức năng phổi và đặc biệt là hội chứngđột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS). Ngoài ra, trẻ còn có thể bị ảnh hưởng về phát triểntrí tuệ, hành vi và sức khỏe lâu dài nếu sống trong môi trường có người hút thuốc.
Nhiều bậc cha mẹ cho rằng chỉ cần hútthuốc ngoài sân hoặc ngoài ban công là “an toàn” cho con. Tuy nhiên, các chuyêngia cho biết khói thuốc có thể bám vào tóc, quần áo, da và đồ dùng tạonên một dạng ô nhiễm gọi là khói thuốc thứ ba (third-hand smoke). Khiôm ấp, chăm sóc trẻ, những chất độc hại này vẫn tiếp tục xâm nhập vào cơ thểnon nớt của trẻ nhỏ.
“Có những người cha nói với chúng tôi rằng,họ chỉ hút ngoài sân. Nhưng thực tế, khói thuốc bám trên cơ thể và đồ dùng vẫnlà mối đe dọa với con trẻ,” chị Nguyễn Thị Thanh Nhung - cán bộ truyền thông ytế phường Hòa Bình, tỉnh Phú Thọ chia sẻ. “Khi chúng tôi kể cho họ nghe về nhữngtác hại này, không ít người đã bàng hoàng và bật khóc vì hối hận.”
Trên thực tế, dù Việt Nam đã có LuậtPhòng chống tác hại của thuốc lá, nhiều quy định nghiêm ngặt tại nơi công cộngvà cảnh báo rõ ràng trên bao bì, nhưng việc bỏ thuốc vẫn là thách thức vơínhiều người. “Không phải vì họ không biết thuốc lá độc hại, mà vì họ thiếu độnglực, thiếu sự hỗ trợ đúng lúc,” chị Nhung nói thêm.
Trong khói thuốc chứa hơn 7.000 hoáchất độc hại, trong đó có hàng trăm chất gây hại và hàng chục chất đã được xácđịnh là gây ung thư. Với trẻ em, hậu quả càng nghiêm trọng hơn bởi hệ hô hấp vàmiễn dịch chưa hoàn thiện, khiến trẻ dễ tổn thương trước các chất kích thích độchại.
Trẻ có cha mẹ hút thuốc thường có cácchỉ số chức năng phổi thấp hơn, dễ mắc các bệnh hô hấp cấp tính như: viêm họng,viêm phế quản, viêm phổi… Các triệu chứng ho kéo dài, khò khè, khó thở cũng phổbiến hơn ở trẻ sống trong môi trường có khói thuốc.
Một tác hại ít được nhắc đến là viêm taigiữa, bệnh thường gặp ở trẻ em và có thể gây mất thính lực nếu không điều trị kịpthời. Trẻ phơi nhiễm khói thuốc có nguy cơ viêm tai giữa tái phát cao hơn 1,3 lầnvà mắc bệnh chảy mủ tai mãn tính cao hơn 1,4 lần so với trẻ không tiếp xúc khóithuốc.
Khói thuốc lá cũng làm trầm trọngthêm bệnh hen suyễn ở trẻ. Không chỉ gây ra các cơn ho và khó thở dữ dội,khói thuốc còn khiến bệnh tái phát thường xuyên hơn, ảnh hưởng lớn đến chất lượngsống và học tập của trẻ. Các nghiên cứu cho thấy trẻ sống trong môi trường cókhói thuốc giảm 4,3-4,8% các chỉ số chức năng phổi so với trẻ bình thường.
Một hậu quả nguy hiểm khác là hội chứngđột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS) khi đang ngủ mà không rõ nguyên nhân. Trẻ có mẹ hútthuốc trong thai kỳ hoặc bị phơi nhiễm khói thuốc sau sinh có nguy cơ tử vongdo SIDS cao gấp 1,4 đến 8,5 lần so với trẻ không tiếp xúc.
Không dừng lại ở đó, tiếp xúc với khói thuốckhi mang thai còn khiến trẻ sinh ra nhẹ cân, tăng nguy cơ chậm phát triểnthể chất và trí tuệ trong những năm đầu đời.
Khói thuốc lá thụ động thực sự là một môíđe dọa thầm lặng nhưng dai dẳng đối với trẻ nhỏ. Trẻ em không thể tự bảo vệmình, vì vậy các bậc làm cha làm mẹ hãy là những người đầu tiên tạo nên lá chắnan toàn cho con.
Thanh Hà