Mối tương quan chu kỳ kinh tế và thị trường chứng khoán Việt Nam. Ảnh: VPBANKS
Tỷ giá - yếu tố ảnh hưởng lớn nhất tới thị trường
Ba tháng đầu năm, diễn biến tỷ giá, áp lực bán ròng của khối ngoại khiến tâm lý thị trường bị ảnh hưởng, VN-Index xác lập mức "nền" trong vùng 1.200 đến 1.300 điểm. Diễn biến trồi sụt của chỉ số, sự phân hóa của các nhóm cổ phiếu trụ khiến dòng tiền ngày càng thận trọng. Càng về cuối năm, thanh khoản của thị trường chứng khoán càng giảm sâu.
Động lực từ các chính sách kinh tế lớn
Theo TS. Phạm Thế Anh, năm 2025, động lực tăng trưởng chính của kinh tế là câu chuyện đầu tư công, với việc khởi động một loạt dự án mới. Động lực tăng trưởng thứ hai là xuất khẩu, tuy nhiên tăng trưởng có thể chậm lại trên nền cao của 2024. Thứ ba, xu hướng chuyển dịch thương mại vào Việt Nam là sẽ một yếu tố tích cực, với không chỉ ưu thế về vị trí địa lý mà còn là chi phí lao động rẻ.
Từ mức thanh khoản trung bình phiên trên 20.000 tỷ đồng trong giai đoạn nửa đầu năm, giá trị giao dịch trên HoSE những phiên đầu tháng 12 (nếu loại trừ giao dịch thỏa thuận) có thời điểm chưa tới 10.000 tỷ đồng. Lực cầu yếu, dòng tiền chọn cách đứng ngoài quan sát khiến thị trường nhiều phiên dừng sát ngưỡng tham chiếu, tăng phiên sáng nhưng giảm phiên chiều.
Theo ông Trần Hoàng Sơn - Giám đốc Chiến lược thị trường, Công ty Chứng khoán VPBank (VPBankS), thị trường chứng khoán đã qua đáy và đang ở giai đoạn "phản ứng".
Thị trường giai đoạn này đang ở thời kỳ đầu của quá trình tăng trưởng khi niềm tin gia tăng, kinh tế tăng trưởng tích cực và lạm phát ổn định. Mặt khác, lãi suất ngắn hạn trung bình, lợi suất trái phiếu ổn định, hàng hóa cơ bản tăng và giá bất động sản bắt đầu tăng. Tuy nhiên, do là bước đầu của quá trình đi lên trong nghi ngờ, giai đoạn này cũng có thể đối mặt với các "bẫy giảm giá".
"Thị trường gặp những nhịp rung lắc trong năm 2024 và có thể tiếp diễn trong cả đầu năm 2025", Giám đốc Chiến lược VPBankS cho biết. "Trong quá khứ, thị trường có ba giai đoạn tích lũy chặt chẽ là 2004 - 2005 trước con sóng WTO, giai đoạn thứ hai là 2014-2016 trước con sóng thoái vốn và chúng ta đang ở vùng tích lũy mới 2023 - 2024 chờ con sóng nâng hạng thị trường vào nửa cuối 2025".
Ảnh hưởng tới giai đoạn hiện tại còn xuất phát từ các yếu tố bên ngoài, như sức mạnh của đồng USD ảnh hưởng đến vấn đề tỷ giá. Theo chuyên gia này, tỷ giá là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến thị trường chứng khoán, bởi mỗi khi tỷ giá biến động trên 2%, VN-Index có thể giảm 7 - 10%.
Khối ngoại cũng là yếu tố tác động mạnh đến thị trường khi họ bán ròng mạnh nhất trong lịch sử khiến thị trường liên tục rung lắc và điều chỉnh. Tính từ đầu năm 2024, nhà đầu tư nước ngoài ghi nhận một năm bán ròng kỷ lục trong hơn hai thập kỷ thị trường đi vào hoạt động, với quy mô trên 85.000 tỷ đồng.
Chờ giai đoạn bùng nổ
Tuy chịu nhiều yếu tố nhiễu động, song một điểm tích cực trong giai đoạn hiện nay là thị trường đã xây được mức nền dao động quanh vùng 1.200 - 1.300 điểm, chờ thời điểm bứt phá với kỳ vọng con sóng mới. Theo dự báo của các công ty chứng khoán, tăng trưởng lợi nhuận sẽ là một trong những yếu tố thúc đẩy dòng tiền tiếp tục tham gia vào thị trường trong năm tới.
Bức tranh lợi nhuận năm 2025 vẫn tiếp tục được dự báo khả quan với tốc độ tăng trưởng có thể đạt 25 - 30% với xu hướng hồi phục của kinh tế vẫn là động lực giúp các nhóm ngành tăng trưởng. Cùng với đó, định giá thị trường chứng khoán Việt Nam hiện cũng về mức tương đối hấp dẫn so với nhiều nước trong khu vực và Emerging Market, trong khi đó ROE của Việt Nam ở mức cao. Theo đó, P/E của chỉ số hiện đang ở mức gần 15 lần, thấp hơn trung vị 10 năm gần đây.
"Chúng ta đang chuẩn bị cho con sóng lớn, dòng tiền sẽ trở lại thị trường với dự báo lợi nhuận 2025 sẽ tiếp tục phục hồi, mức định giá hợp lý", ông Hoàng Sơn nhận xét.
Theo chuyên gia này, thanh khoản thị trường cuối 2024 - 2025 có thể đi ngang trên nền trung bình và thấp với những lo ngại về khối ngoại bán ròng và tỷ giá. Tuy nhiên, thanh khoản sẽ tăng cao vào giai đoạn trước nâng hạng, với kỳ vọng kích hoạt dòng tiền trở lại thị trường. Chuyên gia dự báo thanh khoản năm tới sẽ đạt trên 23.000 tỷ đồng và VN-Index có thể đạt trên 1.400 điểm trong năm 2025.
Bức tranh lợi nhuận năm 2025 vẫn tiếp tục được dự báo khả quan
Bức tranh lợi nhuận năm 2025 vẫn tiếp tục được dự báo khả quan với tốc độ tăng trưởng có thể đạt 25 - 30% với xu hướng hồi phục của kinh tế vẫn là động lực giúp các nhóm ngành tăng trưởng. Cùng với đó,định giá thị trường chứng khoán Việt Nam hiện cũng về mức tương đối hấp dẫn so với nhiều nước trong khu vực và Emerging Market, trong khi đó ROE của Việt Nam ở mức cao. Theo đó, P/E của chỉ số hiện đang ở mức gần 15 lần, thấp hơn trung vị 10 năm gần đây.
Theo TS. Phạm Thế Anh - Trưởng Khoa Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân (NEU), Kinh tế trưởng Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chiến lược Việt Nam (VESS), Việt Nam hiện nay đứng trước nhiều câu chuyện lớn, không như trước đây bị bó hẹp trong phạm vi đổi mới kinh tế, còn bối cảnh hiện tại rộng hơn liên quan đến đổi mới thể chế, môi trường kinh doanh, điển hình là sắp xếp lại bộ máy. Chính phủ Việt Nam cho thấy rõ hướng đi từ cải cách thể chế, sau đó đi vào các chính sách kinh tế lớn.Ở góc nhìn khác, TS. Thế Anh cho rằng, việc nâng hạng thị trường chứng khoán là một yếu tố quan trọng, song cũng cần thêm "chất xúc tác" khác. Trong đó, yếu tố quan trọng là mặt bằng lãi suất, đặc biệt là chính sách lãi suất của Mỹ.
"Nếu lãi suất của Fed tiếp tục giảm nhanh, dòng vốn sẽ chảy vào các thị trường mới nổi, trong đó có Việt Nam",
TS. Thế Anh nhận xét. Chuyên gia này cũng cho rằng, thị trường chứng khoán Mỹ đang được định giá quá cao, khi dòng vốn rút khỏi thị trường này, các thị trường mới nổi như Việt Nam sẽ hưởng lợi. Cùng với chính sách cải cách, Việt Nam được kỳ vọng sẽ thu hút được dòng vốn quay trở lại./.
Minh Tuấn