Những bạn trẻ “ghiền công việc” thường có xu hướng “cày” miệt mài ban đêm - khoảng thời gian cơ thể cần nghỉ ngơi, tái tạo năng lượng. Tưởng chừng điều này sẽ nâng cao chất lượng công việc nhưng thực chất đây là “năng suất ảo”, gây ra “tác dụng ngược”.
Việc thức đêm, đặc biệt là sau 23 giờ, gây ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe thể chất và tinh thần. Các vấn đề nghiêm trọng đó phải kể đến suy thận, suy giảm trí nhớ, nhanh lão hóa, rối loạn lo âu.
Quá phụ thuộc vào caffeine sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Ngoài ra, phần lớn các “cú đêm” eđể tỉnh táo làm việc về đêm sẽ khiến chất lượng giấc ngủ bị giảm sút, làm suy kiệt nặng nề hơn cả về thể chất lẫn tâm trí. Hãy nhớ rằng, thời gian làm việc cần được phân bổ hợp lý, hạn chế tối đa làm việc thâu đêm để cân bằng được hiệu quả công việc và trạng thái sống khỏe.
Với sự bùng nổ của ngành công nghệ làm đẹp cũng như thuật toán mạng xã hội, không ít các bạn trẻ bị FOMO (hội chứng sợ bỏ lỡ) mỗi khi lướt trúng những lượt . Vì vậy các bạn dễ bị thôi thúc chốt đơn và lạm dụng những món mỹ phẩm đó.
Hội chứng FOMO này đã vô tình khiến các Gen Z “phát hoảng” khi da mặt bỗng nhiên bị nổi mụn trứng cá, mụn ẩn, bị kích ứng. Sự thật phía sau là da đã hấp thụ quá nhiều dưỡng chất khiến cho lỗ chân lông bị bí bách, khó thở hoặc do bạn đã sử dụng mỹ phẩm không hợp với da.
Đồng thời việc rửa mặt “vô tội vạ” làm cho lớp hàng rào bảo vệ da bị phá hủy, gây ra nhiều tổn thương hơn cho da. Cần lưu ý “lắng nghe” làn da của mình để cân nhắc mức độ phù hợp của mỹ phẩm, chu trình skincare với từng loại da thay vì liên tục “thêm vào giỏ hàng” các sản phẩm có tiếng nhưng không “ăn ý”.
Sở dĩ việc giảm cân chủ yếu dựa vào cách ăn uống nhiều hơn so với luyện tập nên vẫn còn nhiều Gen Z cho rằng “ăn càng ít càng tốt”. Thậm chí còn có những cô nàng bỏ bữa, “cắn răng chịu đói” để được thả dáng ở bãi biển ngày Hè. Nhưng không phải ai cũng hiểu rằng đây là một hình thức ngó lơ sức khỏe.
Cách ăn kiêng không phải chỉ dừng lại ở lượng thức ăn tiêu thụ, quan trọng nhất là các loại chất dinh dưỡng được nạp vào cơ thể. Việc cắt bớt khẩu phần ăn cần phải đi đôi với việc xây dựng chế độ ăn đủ chất, hợp lý với mỗi thể trạng.
Kiểm soát cân nặng qua khẩu phần ăn cần dựa trên cơ sở khoa học.
Nếu thiếu khoa học như hoàn toàn không ăn tinh bột hay bỏ bữa sáng thì việc giảm cân bất thành, hệ tiêu hóa dễ gặp “báo động đỏ”. Thế nên, đừng quá áp lực bản thân trong chuyện giữ dáng mà hãy quan tâm hơn về sức khỏe thể chất, tránh những hệ lụy do giảm cân sai cách.
Theo các trang web uy tín về sức khỏe, lạc quan giúp con người đối mặt với khó khăn một cách hiệu quả hơn cũng như cải thiên chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, đừng đánh tráo khái niệm “lạc quan” với “tích cực độc hại” (toxic positivity).
Thực tế, cảm xúc tiêu cực là điều rất đỗi bình thường. Trong một số trường hợp, đây còn là một “ngọn lửa” để đối mặt với tình huống. Việc né tránh cảm xúc tiêu cực có thể mang lại một vài lợi ích cho bạn trong thời gian ngắn, nhưng càng về sau sẽ càng thấy ngột ngạt hơn vì cảm xúc bị dồn nén quá nhiều.
Từ đó sẽ thường bị “mất lửa” mỗi khi gặp khó, bị đẩy vào những vấn đề về sức khỏe tinh thần như trầm cảm, rối loạn lo âu. Vì vậy, , mạnh dạn đối mặt với thực tại thay vì trốn tránh khó khăn, ép mình phải tích cực.