Tại sao Ngọc Hoàng không cho Trư Bát Giới dẫn binh đánh Tôn Ngộ Không khi Thiên cung có đại loạn, Trư Bát Giới có thể đánh bại Hầu vương?

Tại sao Ngọc Hoàng không cho Trư Bát Giới dẫn binh đánh Tôn Ngộ Không khi Thiên cung có đại loạn, Trư Bát Giới có thể đánh bại Hầu vương?
3 giờ trướcBài gốc
Trong "Tây Du Ký", kiếp trước của Trư Bát Giới là Thiên Bồng Nguyên Soái - tướng chỉ huy 8 vạn thủy quân thiên đình, người rất được Ngọc Hoàng tin tưởng và coi trọng. Trư Bát Giới có nội công thuộc dạng cực kỳ thâm hậu với 36 phép Thiên Cang, lại sở hữu Thượng Bảo Tẩm Đinh Ba (cào đinh ba chín răng) do Thái Thượng Lão Quân dùng Thần Băng Thiết luyện ra.
Mặc dù Tôn Ngộ Không có 72 phép Địa Sát do Bồ Đề Tổ Sư truyền dạy nhưng vẫn không mạnh bằng 36 phép Thiên Cang của Trư Bát Giới. Vậy tại sao khi Tôn Ngộ Không đại náo thiên cung, Ngọc Hoàng không sai Thiên Bồng Nguyên Soái dẫn quân đánh Tôn Ngộ Không?
Ảnh minh họa.
Bởi vì Ngọc Hoàng lúc này đã nhìn ra tâm tư của những người đứng đầu thiên đình như Thái Thượng Lão Quân, bọn họ đều không muốn đối đầu với Tôn Ngộ Không, nhất là sau khi hắn ăn đào tiên và uống linh đan, lại được tôi luyện qua lò bát quái.
Dù nhiều lần Tôn Ngộ Không quấy rối nhưng các vị thần đều đưa ra chủ ý ban chức cho Hầu Vương để hắn quy phục thay vì trấn áp. Và sự thật cũng đã chứng minh rằng cuối cùng khi đại náo thiên cung ngay cả thiên binh thiên tướng hay Thái Thượng Lão Quân cũng không thu phục Tôn Ngộ Không.
Rõ ràng, thiên đình có nhiều người pháp lực và tu vi cao hơn Tôn Ngộ không rất nhiều như Thái Ất Chân Nhân, Tây Vương Mẫu, Thái Thượng Lão Quân... Ngay cả Nhị Lang Thần, một tướng ở hạng trung trên thiên đình cũng được đánh giá là ngang sức ngang tài, bất phân thắng bại khi chiến đấu với Tôn Ngộ Không.
Điều này chứng tỏ nhiều người bên cạnh không còn được Ngọc Hoàng coi trọng nên ngài không tin tưởng bất cứ ai xung quanh mình, đặc biệt là những người nắm giữ quyền lực lớn hàng đầu Thiên đình. Vì vậy, cuối cùng Ngọc Hoàng phái hai xứ giả đến mời Như Lai tới giúp. Nói cách khác, Ngọc Hoàng thà sử dụng viện trợ bên ngoài hơn là dựa vào những người xung quanh mình.
Cùng với lợi ích của Thiên Bồng Nguyên Soái khi hắn có mối quan hệ thân thiết với Thái Thượng Lão Quân, Ngọc Hoàng thậm chí còn cảnh giác hơn với hắn. Không lâu sau khi xảy ra đại náo Thiên cung, Trư Bát Giới bị buộc tội sàm sỡ Hằng Nga, và Ngọc Hoàng trừng phạt hắn bằng việc đuổi khỏi thiên đình, ném vào chuồng lợn để đầu thai xuống hạ giới.
Thiên Bồng Nguyên Soái đứng đầu thủy quân canh giữ ở sông Ngân. Nghĩa là, hắn phụ trách chỉ huy lực lượng thủy quân chính của Thiên đình và là một trong những tướng có uy lực lớn vào thời điểm đó. Như vậy, việc giáng Thiên Bồng Nguyên Soái xuống hạ giới cũng ngầm "chặt đứt vây cánh" và là bài học răn đe cho những người dám không coi trọng Ngọc Hoàng.
Trở lại với Tôn Ngộ Không khi đó hắn chỉ chiếm Hoa quả sơn - một núi nhỏ ở trần gian làm căn cứ, thế lực rất thấp lại thiếu nền tảng để hỗ trợ, hắn đơn thương độc mã đấu lại Thiên đình. Rõ ràng, cả về pháp lực, tu vi, quyền lực, lực lượng chiến đấu và các mặt khác của Tôn Ngộ Không đều thua kém Ngọc Hoàng.
Tạo hình Tôn Ngộ Không và Ngọc Hoàng trong phim "Tây Du Ký" phiên bản 1986.
Vì vậy, ban đầu để thu phục Tôn Ngộ Không, Ngọc Hoàng đã cử một số tướng đi bắt hắn. Tuy nhiên, những tướng này về thực lực chưa phải là người có pháp lực cao siêu hàng đầu trong thiên đình. Rõ ràng, Ngọc Hoàng vẫn có sự an bài trước trong việc cử người đi đánh Tôn Ngộ Không.
Khi Ngộ Không náo loạn Thiên cung là do Ngọc Hoàng cố ý thả nước để thử tài cân đo đong đếm thực lực của thuộc hạ. Có thể thấy sức mạnh của Ngộ Không vẫn chưa đến mức để Ngọc Đế phải sử dụng đến thiên binh thiên tướng. Cuộc chiến giữa Thiên đình và Ngộ Không chỉ là một "trò chơi" của Ngọc Đế mà thôi.
Theo Thương Hiệu và Pháp Luật
Nguồn Doanh Nghiệp : https://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/tai-sao-ngoc-hoang-khong-cho-tru-bat-gioi-dan-binh-danh-ton-ngo-khong-khi-thien-cung-co-dai-loan-tru-bat-gioi-co-the-danh-bai-hau-vuong/20241129083836213