Giá cà phê tiếp tục tăng 1.000 đồng/kg.
Tại huyện Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lộc (Lâm Đồng), cà phê được thu mua với mức 128.000 đồng/kg.
Tại huyện Cư M'gar (Đắk Lắk), giá cà phê ở mức 128.500 đồng/kg. Tại huyện Ea H'leo, Buôn Hồ (Đắk Lắk), cà phê được thu mua cùng mức 128.400 đồng/kg.
Tương tự tại tỉnh Đắk Nông, cà phê được thu mua ở mức 128.800 đồng/kg tại Gia Nghĩa và 128.700 đồng/kg ở Đắk R'lấp.
Tại tỉnh Gia Lai, giá cà phê ở mức 128.300 đồng/kg (Chư Prông), ở Pleiku và Ia Grai cùng giá 128.200 đồng/kg.
Còn cà phê tại tỉnh Kon Tum được thu mua với mức 128.300 đồng/kg.
Cà phê nhận được sự hỗ trợ mạnh khi yếu tố đầu cơ cả ở trong nước và thế giới được đẩy lên cao trước dịp nghỉ lễ, kết hợp với sự lo ngại về nguồn cung tại các quốc gia sản xuất chính.
Bên cạnh đó, Brazil - quốc gia sản xuất cà phê lớn nhất thế giới, đã phải đối mặt với một đợt hạn hán kỷ lục trong năm nay khiến thị trường rất lo ngại đối với niên vụ 2025-2026, trong bối cảnh nguồn cung vốn đã khan hiếm.
Các nhà phân tích nhận định, giá cà phê cũng được hỗ trợ bởi các yếu tố địa chính trị như gián đoạn vận tải ở Biển Đỏ, khả năng áp thuế của Mỹ và những quy định về chống mất rừng trong tương lai của Liên minh châu Âu (EU).
Trong khi đó, Việt Nam cũng phải đối mặt với lo ngại về nguồn cung, khi cà phê Robusta được sử dụng để làm cà phê hòa tan bị sụt giảm sản lượng do thời tiết khô hạn.
Giá cà phê thế giới tiếp tục leo thang khi các vụ mùa tại Việt Nam và Brazil đều gặp khó khăn. Dự báo giá cà phê nội địa có thể tiếp tục tăng mạnh, thậm chí quay lại mức đỉnh lịch sử trên 134.000 đồng/kg như hồi cuối tháng 4.
Trên thế giới, kết thúc phiên giao dịch gần nhất, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 1/2025 tăng 32 USD/tấn, ở mức 5.565 USD/tấn, giao tháng 3/2025 tăng 32 USD/tấn, ở mức 5.528 USD/tấn.
Sàn New York nghỉ giao dịch, nên vẫn giữ nguyên mức giá của hôm trước. Giá cà phê Arabica giao tháng 3/2025 ở mức 323,05 cent/lb, giao tháng 5/2025 cent/lb ở mức 320,7 cent/lb.
Giá cà phê Robusta tiếp tục tăng trong ngày sàn NewYork đóng cửa. Trước đó, giá cà phê Arabica đã đạt mức cao nhất trong gần nửa thế kỷ khi nông dân Brazil chưa muốn bán trong khi các nhà đầu cơ đang đổ tiền vào thị trường.
NY