Từ tiềm năng khu vực có FTZ đầu tiên của Việt Nam
Khu Thương mại tự do (Free Trade Zone - FTZ) là một khu vực có ranh giới địa lý xác định được chỉ định trong một quốc gia nơi hàng hóa có thể được nhập khẩu, lưu trữ, xử lý, sản xuất, điều chỉnh và tái xuất khẩu mà không phải chịu thuế hải quan hoặc các quy định hải quan khác. Khu vực FTZ được thành lập để thực hiện các cơ chế, chính sách nhằm mục tiêu thu hút đầu tư, tài chính, thương mại, du lịch và dịch vụ chất lượng cao.
FTZ là mô hình có nền móng từ lâu và ngày càng trở nên phổ biến, được chú trọng. Trên thế giới có 5.383 khu kinh tế/thương mại tự do tại 147 quốc gia, vùng lãnh thổ. Hiện nay rất nhiều quốc gia lân cận Việt Nam đã phát triển thành công mô hình khu FTZ và biến các khu vực này thành động lực phát triển kinh tế mạnh mẽ. Có thể kể đến như Malaysia, Singapore, Trung Quốc,…
Trong đó, nỗ lực phát triển các Khu FTZ của Trung Quốc trong hơn 10 năm qua với 22 FTZ đã mở đường cho chiến lược cải cách kinh tế trải dài các khu vực ven biển, nội địa và biên giới. Đặc biệt, việc thí điểm thành lập khu FTZ đầu tiên tại Thượng Hải được xem như dấu mốc lịch sử cho nền kinh tế quốc gia này. Cụ thể, sau hơn 10 năm thành lập khu FTZ Thượng Hải đã ghi nhận 84.000 doanh nghiệp mở mới, thu hút 59 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài, đưa GDP khu vực tăng trưởng 200 lần so với năm 1990.
Còn Singapore với diện tích chỉ tương đương một huyện đảo của Việt Nam hiện có tới 9 khu FTZ được nghiên cứu phát triển từ năm 1969. Hiệu quả từ các khu FTZ đã đưa Singapore trở thành cảng biển đứng thứ 2 khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, được xếp là trung tâm logistics châu Á. Theo đó thu hút hơn 5.000 công ty, tập đoàn đa quốc gia cùng lượng lớn lao động chất lượng cao đến làm việc, sinh sống.
Cảng Jurong - Khu FTZ mang lại hiệu quả kinh tế nổi bật của Singapore
Từ thành công của mô hình FTZ trên thế giới, việc thí điểm thành lập khu FTZ đầu tiên của Việt Nam đã được đề xuất đưa vào Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng. Theo đó, kỳ vọng đến năm 2030 khu FTZ sẽ đóng góp từ 1-2% tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) TP Đà Nẵng. Đến năm 2040 tỷ lệ đóng góp dự kiến tăng lên 9,5% GRDP và đạt tỉ lệ 17,9% GRDP vào năm 2050.
Theo đánh giá của các chuyên gia, với vị trí chiến lược của Đà Nẵng vừa có cảng biển nước sâu, cảng hàng không quốc tế; vừa có khu vực biên giới biển, biên giới đường bộ và là điểm cuối của hành lang Kinh tế Đông - Tây…thành phố hội tụ đủ điều kiện để hình thành khu thương mại tự do. Trong đó, khu vực Liên Chiểu có cảng nước sâu Liên Chiểu là yếu tố thuận lợi hàng đầu để xây dựng một Khu FTZ. Hiện nay khu vực này là nơi tập trung các khu/cụm công nghiệp công nghệ cao, được định hướng trở thành một cộng đồng công nghệ chất lượng tương tự như mô hình của thung lũng Silicon ở Mỹ.
Lấy nền tảng từ thế kiềng ba chân khu thương mại tự do Đà Nẵng - cảng Liên Chiểu - khu công nghệ cao, Liên Chiểu đang hình thành một khu vực năng động bậc nhất Đà Nẵng, giàu tiềm năng thu hút các tập đoàn quốc tế xây dựng các trung tâm mua sắm tập trung gắn với các dịch vụ chất lượng cao, đa dạng hoạt động thương mại, dịch vụ gắn với trung tâm Đà Nẵng.
Các chuyên gia nhận định hiệu ứng từ các quy hoạch lớn sẽ có tác động quan trọng tới Đà Nẵng nói chung và Liên Chiểu nói riêng, tạo ra “không gian” bứt phá cho các ngành kinh tế, trong đó đặc biệt kể đến lĩnh vực bất động sản.
Đến cơ hội và thách thức của thị trường địa ốc khu vực
"Khu thương mại tự do thế hệ mới Đà Nẵng liên quan mật thiết đến cảng Liên Chiểu và sự phát triển thị trường bất động sản khu vực Tây Bắc", KTS. Trần Ngọc Chính, Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam, Nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng khẳng định.
Là cực tăng trưởng quan trọng phía Tây Bắc của thành phố, quận Liên Chiểu đang tiến đến vận hội chuyển mình với tiềm năng rõ nét hơn bao giờ hết. Tuy vậy, diện mạo đô thị và bất động sản nơi đây lại thiếu hụt những công trình được quy hoạch bài bản, đồng bộ tiện ích đủ để giữ chân đội ngũ chuyên gia, doanh nhân, lao động trí thức quốc tế đến làm việc, sinh sống lâu dài.
Khảo sát thực tế cho thấy, hiện nay quận Liên Chiểu có mật độ dân số đông nhất Đà Nẵng với gần 220.000 nghìn người. Bên cạnh đó là nguồn lao động “chất xám” gồm các chuyên gia, lao động chất lượng cao theo làn sóng FDI đổ về FTZ được dự báo khoảng 21.000 lao động vào năm 2030, 90.000 lao động vào năm 2040 và lên tới 127.000 lao động năm 2050.
Đối lập với nguồn cầu đông đúc và có xu hướng sẽ tiếp tục gia tăng là nguồn cung khan hiếm. Thống kê trên địa bàn quận Liên Chiểu chủ yếu là đất nền, nhà phố nhỏ lẻ và chỉ có 2 dự án chung cư. Trong đó 1 dự án chung cư trung cấp là The Ori Garden hiện ghi nhận tỉ lệ thanh khoản trên 98%. Trước nhu cầu hiện hữu từ việc gia tăng dân số học tự nhiên cùng bài toán phát triển đô thị hiện đại, giữ chân lao động chất lượng cao trên quỹ đất ngày càng khan hiếm, các chuyên gia có chung nhận định xu hướng phát triển căn hộ chung cư khu vực này là tất yếu và cần thiết ngay từ bây giờ.
Sức cầu tăng trở lại, phân khúc căn hộ chung cư của thị trường Liên Chiểu cũng được đặt kỳ vọng cao hơn (Ảnh: Trần Miễn)
Tại thị trường chung Đà Nẵng, báo cáo mới nhất của Batdongsan.com.vn cho biết trong 3 quý đầu năm căn hộ chung cư đang dẫn đầu tốc độ tăng giá rao bán và mức độ quan tâm. Mặt bằng giá chung cư Đà Nẵng đã xác lập mốc mới, tăng 95% so với quý 1/2023. Sự gia tăng này có thể được giải thích bởi sự xuất hiện của nhiều dự án chung cư cao cấp trong thời gian qua, kéo nền giá trung bình tăng lên.
Đáng chú ý, lượng tìm kiếm chung cư Đà Nẵng của nhà đầu tư Hà Nội ngày càng chiếm tỷ trọng lớn và tăng 90% trong quý 2/2024 so với quý liền trước. Điều này phần nào chứng tỏ sức hút của thị trường Đà Nẵng với các nhà đầu tư từ tỉnh khác. Khi sức cầu tăng trở lại, cơ hội cho phân khúc căn hộ chung cư cũng được kỳ vọng cao hơn và đặc biệt là những khu vực đang có sự tăng trưởng vượt trội về hạ tầng và nhu cầu như Liên Chiểu.
P.V