Vị trí và đường đi của cơn bão.
Hồi 10 giờ ngày 20/7, vị trí tâm bão ở vào khoảng 21,8 độ Vĩ Bắc; 114,2 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Bắc khu vực Bắc Biển Đông, cách Quảng Ninh-Hải Phòng khoảng 680km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11-12 (103-133km/giờ), giật cấp 15; di chuyển theo hướng Tây với tốc độ khoảng 20-25km/h.
2. Dự báo diễn biến bão (24 đến 72 giờ tới)
Trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây sau chuyển hướng Tây Tây Nam, tốc độ khoảng 20-25km/h; đến 10h ngày 21/7, vị trí tâm bão 20,9N-109,2E; trên vùng biển phía Đông khu vực Bắc vịnh Bắc Bộ; cường độ cấp 11, giật cấp 14.
Trong 24- 48 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Nam, tốc độ khoảng 10-15km/h; đến 10h ngày 22/7, vị trí tâm bão 20,3N-106,9E; trên vùng ven biển Quảng Ninh – Thanh Hóa; cường độ cấp 10-11, giật cấp 14.
Trong 48-72 giờ tiếp theo bão di chuyển theo hướng Tây Tây Nam, tốc độ khoảng 10-15km/h và suy yếu dần thành một vùng áp thấp. Đến 10h ngày 23/7, vị trí vùng áp thấp 20,0N-104,3E; trên đất liền khu vực Thượng Lào; cường độ dưới cấp 6.
3.Nhận định của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Hưng Yên:
Tỉnh Hưng Yên chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão số 3
- Trên biển: Từ ngày 21/7 vùng biển ngoài khơi tỉnh Hưng Yên gió mạnh dần lên cấp 7, cấp 8, sau tăng lên cấp 10, cấp 11 giật cấp 12-14; sóng biển biển cao từ 3-5 m; biển động dữ dội. Vùng ven biển cần đề phòng có nước biển dâng kết hợp với sóng lớn cao từ 1,5 -2,5m.
- Trên đất liền:
+ Khu vực các xã/ phường phía Nam của tỉnh và các xã ven biển: Từ đêm ngày 21/7 có gió bão mạnh cấp 7-8, sau tăng lên cấp 9, cấp 10, giật cấp 11- 13.
+Khu vực các xã/ phường phía Bắc của tỉnh có gió bão mạnh cấp 7- 8, giật cấp 10-11.
+ Từ ngày 21 đến ngày 23/7, trên địa bàn tỉnh có mưa to đến rất to và dông với lượng phổ biến từ 200 -300mm, có nơi trên 300mm.
Cần đề phòng lốc, sét và gió giật mạnh trước khi bão đổ bộ.
Cấp độ rủi ro thiên tai cấp 3.
4. Dự báo tác động:
Các phương tiện tàu cá, các hoạt động nuôi trồng, khai thác thủy sản trên sông, trên biển sẽ chịu rủi ro rất lớn của gió mạnh, sóng lớn, nước dâng.
Mưa lớn gây ngập úng một số diện tích lúa mùa mới cấy và gieo sạ, rau màu, các tuyến phố tại đô thị và các vùng trũng thấp.
Nước dâng, sóng lớn gây ngập lụt các vùng trũng thấp ngoài đê chính khu vực ven biển, vùng cửa sông; gây sạt lở đê, kè nơi xung yếu vùng cửa sông ven biển.