Khi chúng ta già đi, những bộ phận trên cơ thể cũng bắt đầu bước vào giai đoạn lão hóa, đồng nghĩa với các chức năng của chúng cũng suy giảm dần. Từ đó, quá trình chuyển hóa trao đổi chất trong cơ thể cũng chậm lại, không thể vận hành trơn tru. Đây chính là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới tình trạng tăng cân, béo phì ở người cao tuổi.
Vì sao lại tăng cân khi về già?
Cơ giảm: Sau độ tuổi 30, lượng cơ bắp trên cơ thể chúng ta bắt đầu giảm một cách tự nhiên. Quá trình này gọi là mất cơ sinh lý. Nếu không hoạt động thể chất, mỗi người có thể bị mất từ 3 – 8 % cơ bắp/ mỗi 10 năm. Ngoài ra có một số bệnh lý cũng dẫn đến tình trạng mất cơ, ví như bệnh viêm khớp. Khi mất cơ thì cơ thể bạn sẽ cần lượng calo ít hơn vì cơ lúc nghỉ ngơi đốt cháy lượng calo nhiều hơn chất béo 2-3 lần. Nếu bạn không điều chỉnh lại lượng calo nạp vào thì sẽ dẫn tới dư thừa calo và gây tích tụ mỡ. Vì hầu hết mọi người không điều chỉnh lượng calo nạp vào dẫn đến dư thừa calo và tích tụ mỡ.
Có nhiều lý do khiến người cao tuổi dễ gặp tình trạng tăng cân như lối sống, thay đổi nội tiết tố, chế độ ăn...
Thay đổi nội tiết tố: Hormone trong cơ thể người sẽ có những giai đoạn thay đổi khác nhau, đặc biệt ở lứa tuổi trung niên.
Phụ nữ: Khi 45 – 55 tuổi, phụ nữ bước vào giai đoạn mãn kinh, sụt giảm nồng độ estrogen dẫn tới sự thay đổi phân bổ cơ thể, tích trữ mỡ thừa quanh bụng. Điều này dẫn tới một số nguy cơ như tăng lượng cholesterol xấu (LDL), tăng nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp, ung thư, tiểu đường và đau tim. Bên cạnh đó, sự thay đổi nồng độ estrogen thời kỳ tiền mãn kinh còn có thể gây thay đổi về tâm lý, khó kiên trì thực hiện chế độ ăn uống và tập luyện lành mạnh.
Đàn ông : Từ năm 40 tuổi, nam giới bị giảm lượng testosterone khoảng 1 – 2 % mỗi năm. Testosterone đóng vai trò điều chỉnh sự phân bố chất béo, khối lượng cơ và sức mạnh. Khi giảm lượng testosterol thì có thể sẽ đốt cháy ít calo hơn, song song với đó là giảm lượng hormone tăng trưởng dẫn tới khó khăn trong việc sản xuất và duy trì khối lượng cơ.
Trao đổi chất chậm: Cùng với khối lượng cơ giảm, quá trình trao đổi chất cũng sẽ chậm lại nên cần giảm lượng calo nạp vào cơ thể. Nếu không cơ thể sẽ tích trữ năng lượng dư thừa dưới dạng mỡ. Ngoài ra, quá trình trao đổi chất còn được quyết định bởi một số yếu tố khác như gen, kích thước cơ thể, giới tính và bệnh lý như suy giáp. Mặc dù giảm quá trình trao đổi chất nhưng nếu duy trì được chế độ tập luyện và cố gắng duy trì khối lượng cơ, thì sự ảnh hưởng của quá trình trao đổi chất đến cân nặng sẽ không còn đáng lo với tuổi trung niên nữa.
Thừa cân, béo phì sẽ gây ra những ảnh hưởng sức khỏe cho người cao tuổi,
Ngại vận động, mắc lo âu, stress: Khi 40 – 50 tuổi, con người trở nên bận rộn hơn với sự nghiệp nên dành nhiều thời gian ngồi trên xe hoặc tại bàn làm việc hơn trong khi thời gian dành cho tập luyện đi bộ hoặc chạy bộ trở nên ít ỏi. Không chỉ vậy, mức độ căng thẳng có thể tăng lên khi bạn phải gánh vác nhiều trách nhiệm với gia đình và công việc.
Người cao tuổi tăng cân gây những hậu quả gì?
Thừa cân, béo phì sẽ khiến sức khỏe người cao tuổi bị suy giảm, điều này sẽ giảm chất lượng cuộc sống. Những hậu quả của thừa cân béo phì gây ảnh hưởng đến sức khỏe:
Ảnh hưởng đến cơ xương khớp gây thoái hóa khớp, loãng xương, đau nhức cơ thể.
Rối loạn lipid máu, mỡ máu hoặc cholesterol cao gây nguy cơ tăng huyết áp, nguy cơ đột quỵ và hiện tượng nhồi máu cơ tim.
Mắc tiểu đường tuýp 2.
Bệnh về đường tiêu hóa gây táo bón hoặc gây bệnh trĩ.
Gan nhiễm mỡ.
Suy giảm trí nhớ, đặc biệt là bệnh Alzheimer.
Bệnh lý đường hô hấp, bị rối loạn nhịp thở, hay ngáy khi ngủ, thậm chí ngưng thở khi ngủ.
Giảm tuổi thọ.
Rối loạn nội tiết.
Bs. Hà Đức