Ngày 11/7, lực lượng chức năng Công an tỉnh Phú Thọ vừa bắt và tiêu hủy 1,4 tấn lợn mắc dịch tả châu Phi qua địa bàn phường Kỳ Sơn.
11 xã xuất hiện bệnh dịch tả lợn châu Phi gồm: Yên Thủy, Yên Trị, Cao Sơn, Mai Châu, Pà Cò, Kim Bôi, Hợp Kim, Cao Dương, Thung Nai, Tiền Phong và Lạc Sơn.
Trước tình hình vi rút bệnh lưu hành rộng khắp tại các địa phương, các cơ sở chăn nuôi nhỏ lẻ không đáp ứng được các điều kiện chăn nuôi an toàn sinh học dẫn đến nguy cơ rất cao lây lan bệnh dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn. Một số xã có nguy cơ cao xảy ra dịch bệnh các xã gồm: Mường Hoa, Yên Phú, Phú Minh.
Để chủ động công tác phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi lây lan, Chi Cục chăn nuôi, thú y và Thủy sản Phú Thọ đã thành lập Đoàn công tác kiểm tra, xác minh dịch bệnh; hướng dẫn địa phương thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch tại cơ sở; Chủ động phối hợp các địa phương khi nhận được thông tin có lợn bị ốm, chết xuống hỗ trợ lấy mẫu gửi xét nghiệm xác định bệnh.
Đồng thời, chủ động các biện pháp, phòng chống bệnh dịch tả lợn châu Phi, các đơn vị chức năng liên quan.
Chủ động giám sát tới tận hộ chăn nuôi để phát hiện sớm, tuân thủ việc lấy mẫu để xác định chính xác bệnh dịch tả lợn châu Phi, kịp thời cảnh báo, xử lý dứt điểm ngay khi phát hiện bệnh; xử lý nghiêm các trường hợp không báo cáo dịch bệnh, giết mổ, vứt xác lợn bệnh, nghi mắc bệnh ra môi trường dẫn đến dịch bệnh lây lan, với phương châm, dịch xảy ra ở đâu thì phải xử lý triệt để ở đó theo đúng quy định.
Công bố dịch theo quy định của Luật Thú y (nếu đủ điều kiện) để huy động các nguồn lực, nhân lực tại chỗ nhằm khoanh vùng dập dịch, không để dịch lây lan diện rộng; Kiện toàn Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh động vật, phân công trách nhiệm cụ thể cho các thành viên để tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc và thực hiện các hoạt động chống dịch.
Lập chốt kiểm dịch động vật tạm thời hoặc thành lập đội cơ động chống dịch (Công an, dân quân, thú y…) để kiểm soát chặt chẽ việc giết mổ lợn, tiêu thụ thịt lợn, sản phẩm thịt lợn, không để vận chuyển lợn và các sản phẩm lợn ra, vào vùng dịch; dừng phương tiện giao thông để thực hiện việc vệ sinh, khử trùng tiêu độc cho các phương tiện đi từ vùng dịch ra bên ngoài; Tổ chức thực hiện tiêu hủy toàn bộ lợn chết, lợn bệnh trong ổ dịch theo quy định (lựa chọn địa điểm chôn hủy, quy cách hố chôn, sử dụng hóa chất hoặc vôi để diệt trùng, làm sạch môi trường,...); thiết lập biên bản tiêu hủy theo quy định...
Khuyến cáo người chăn nuôi, đẩy mạnh phát triển sản xuất, chăn nuôi các loại gia súc khác (trâu, bò, dê...), gia cầm và nuôi trồng thủy sản, bảo đảm nguyên tắc: an toàn sinh học, cân bằng cung cầu và an sinh xã hội; cơ sở phải thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp cách ly, tổng vệ sinh, sát trùng bằng hóa chất, bằng vôi; nâng cấp cơ sở vật chất chuồng nuôi, dụng cụ chăn nuôi bảo đảm để áp dụng có tốt các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi.
TRẦN HẢO