Việc phát triển thói quen học tập tốt có thể kích thích sự nhiệt tình, chủ động trong học tập của trẻ, từ đó nâng cao hiệu quả học tập. Hơn nữa, thói quen quyết định tính cách, tính cách định lấy số phận.
1. Thói quen học tập chủ động
Giáo viên là người hướng dẫn, còn học sinh mới là đối tượng thực sự của việc học.
Trong quá trình học, trẻ phải tự mình phát triển thói quen học tập chủ động như xem trước bài vở, ôn tập sau giờ học, tự tìm kiếm thêm thông tin...
Học tập chủ động đòi hỏi trẻ không chỉ tích cực học trên lớp mà còn chủ động học ở nhà và trong thời gian rảnh.
Học tập chủ động đòi hỏi trẻ không chỉ tích cực học trên lớp mà còn chủ động học ở nhà và trong thời gian rảnh. Ảnh minh họa
2. Thói quen tư duy chủ động
Năng lực tư duy chính là sức mạnh chiến đấu trong học tập. Thích tư duy tương đương với việc học sinh đã khám phá ra và nắm vững quy luật lớn nhất của việc học.
Tư duy liên tục giúp kiến thức được khắc sâu hơn, điều này rất quan trọng với các bạn học sinh, nhất là các bạn ở độ tuổi trung học.
Chỉ khi chịu tư duy sâu, chúng ta mới có thể nắm vững kiến thức của các môn học khác nhau.
Chúng ta thường thấy học sinh giỏi luôn ở trong trạng thái tư duy và suy ngẫm, họ đặt câu hỏi với mọi vấn đề và cố gắng tìm cách giải quyết ở nhiều khía cạnh.
Trong khi đó, học sinh kém chỉ nhìn một mặt, ít khi phát hiện ra vấn đề, vì vậy việc học không được chuyên sâu.
3. Thói quen đặt mục tiêu
Nghiên cứu đã chỉ ra những học sinh giỏi thường có mục đích học tập rõ ràng ngay từ khi còn nhỏ.
Điều này giúp trẻ tập trung vào mục tiêu của mình và cố gắng để đạt được nó. Mục tiêu cố định giúp trẻ có động lực để thành công hơn.
4. Thói quen chăm chú lắng nghe
Khi trẻ có thói quen chăm chú lắng nghe, chúng sẽ hiểu kỹ hơn những nội dung bài học mình đã coi trước khi tới lớp.
Tầm quan trọng của thói quen này còn rèn cho trẻ khả năng tập trung cao, điều đó rất có lợi trong học tập.
Dù trẻ có hiểu bài rồi nhưng cũng không nên làm việc riêng. Lắng nghe cẩn thận trong lớp là cách học tập hiệu quả và được thầy cô đánh giá cao.
5. Thói quen kiên trì
Người ta vẫn nói cần cù bù thông minh. Học sinh giỏi không phải ai sinh ra cũng đã giỏi mà nhiều người trong số họ vươn lên bằng cách không ngừng học tập.
Chính sự kiên trì đã khiến một số học sinh trở nên xuất sắc, họ biến cố gắng thành thói quen và không biết đến 2 chữ "bỏ cuộc".
Chính sự kiên trì đã khiến một số học sinh trở nên xuất sắc. Ảnh minh họa
6. Thói quen lập kế hoạch
Lập kế hoạch là một phần thiết yếu của việc học tập. Trẻ sẽ biết mình cần làm gì, khi nào, và dành bao nhiêu thời gian cho từng môn học.
Thay vì học tập một cách lan man, trẻ sẽ tập trung vào từng nhiệm vụ cụ thể, giúp kiến thức được ghi nhớ sâu hơn.
Khi có một kế hoạch rõ ràng, trẻ sẽ không còn cảm thấy lo lắng về việc quên bài hoặc không kịp thời gian.
Và hãy nhớ, học tập vào phút cuối có thể giúp trẻ vượt qua kỳ thi, nhưng nó sẽ không có lợi trong dài hạn.
7. Thói quen đọc sách
Đọc sách giúp tu dưỡng tâm hồn, nâng cao khí chất, mở mang đầu óc, thay đổi hành vi ứng xử của một người. Thói quen này giúp cho học sinh mở rộng tầm nhìn và thế giới quan của mình.
Đặc biệt, đối với môn Văn đọc nhiều sách sẽ giúp từ ngữ phong phú, giàu cảm xúc, bài văn sẽ có chiều sâu hơn.
Đọc có lợi cho việc hiểu và phát triển tư duy, đồng thời là cách duy nhất để phát triển khả năng cảm nhận ngôn ngữ. Nó rất hiệu quả đối với các môn học ngôn ngữ như tiếng Trung và tiếng Anh.
8. Thói quen tập trung
Người chăm học thì có rất nhiều nhưng đến cuối cùng vẫn chỉ có một số ít đạt thành tích nổi trội. Mấu chốt ở đây nằm ở sự tập trung.
Một số học sinh khó duy trì được sự tập trung lâu dài vào việc học, dẫn đến việc họ không có khả năng suy nghĩ sâu mà chỉ ở tầm nông, nỗ lực nhưng thiếu hiệu quả.
Nhìn chung, học tập không phải việc gì khó. Chỉ cần bạn chăm chỉ, kiên trì, là người yêu thích học tập và tìm ra được phương pháp học tập phù hợp thì con đường đạt thành tích tốt sẽ rộng mở với bạn.
9. Thói quen đọc kỹ
Nếu trẻ có thói quen đọc kỹ sách giáo khoa trước khi ghi chép, đây là dấu hiệu tốt.
Thay vì chỉ ghi chép những thông tin bề mặt, việc đọc kỹ giúp trẻ hiểu rõ hơn về các khái niệm, lý thuyết, từ đó nhớ lâu hơn và vận dụng linh hoạt hơn.
Khi tự đọc, trẻ sẽ phải tự mình suy nghĩ, phân tích và liên kết các thông tin để hiểu được ý nghĩa của bài học. Điều này giúp rèn luyện khả năng tư duy độc lập và sáng tạo.
Thói quen đọc sách giúp cho học sinh mở rộng tầm nhìn và thế giới quan của mình. Ảnh minh họa
10. Thói quen hỏi giáo viên
Nhiều học sinh ngại đặt câu hỏi với giáo viên vì sợ bị giáo viên chê cười. Tuy nhiên, đây là nhiệm vụ của họ nên không cần phải lo lắng.
Ngược lại, giáo viên rất thích những học sinh tích cực và chủ động học tập như thế này.
Nếu có điều gì không hiểu, trẻ nên kịp thời nhờ giáo viên giải đáp kịp thời. Chỉ bằng cách này, trẻ mới nắm chắc kiến thức và có hứng thú học tập hơn.
11. Thói quen ghi chép
Nghiên cứu chỉ ra những học sinh thành công có xu hướng viết ra những gì họ đang nghĩ.
Khi viết, trẻ buộc phải sắp xếp các ý tưởng một cách logic và mạch lạc. Điều này giúp củng cố thông tin tốt hơn.
12. Thói quen lập biểu đồ
Con người có xu hướng ghi nhớ hình ảnh tốt hơn chữ viết. Việc sử dụng các hình ảnh, sơ đồ giúp kích thích não bộ hoạt động, tăng cường khả năng ghi nhớ bởi thông tin được sắp xếp một cách có hệ thống, tạo mối liên kết giữa các khái niệm, giúp trẻ dễ dàng hình dung và hiểu rõ hơn.
Ngoài ra, việc tự vẽ sơ đồ, biểu đồ giúp trẻ rèn luyện khả năng tư duy, phân tích và tổng hợp thông tin.
Tường Vy (t/h)