Trong đó gồm các xã: Trạm Thản, Hùng Việt, Hy Cương, Hiền Lương, Văn Lang, Phú Khê, Liên Minh, Đan Thượng, Thanh Sơn, Xuân Viên, Đông Thành, Yên Thủy, Mai Châu, Pà Cò, Kim Bôi, Hợp Kim, Cao Dương, Thung Nai, Tiền Phong, Lạc Sơn, Mường Hoa, Bao La, Mai Hạ, Nật Sơn, Lạc Lương, Cao Phong, Nhân Nghĩa, Thượng Cốc, Yên Trị, Thịnh Minh, An Nghĩa, Lạc Thủy, Mường Động và phường Vĩnh Phú. Lũy kế đến nay, bệnh dịch tả lợn châu Phi đã xảy ra tại 36 xã, phường. Tổng số hộ có lợn mắc bệnh lên đến 333 hộ; ốm, chết, tiêu hủy 2.674 con; tổng trọng lượng tiêu hủy: Trên 148 tấn.
Tổ phòng, chống bệnh Dịch tả lợn châu Phi xã An Nghĩa vận chuyển lợn mắc bệnh đi tiêu hủy.
Đến nay, toàn tỉnh đã có 15 xã quyết định công bố bệnh dịch tả lợn châu Phi gồm: Yên Thủy, Yên Trị, Mai Châu, Pà Cò, Kim Bôi, Hợp Kim, Tiền Phong, Thung Nai, Lạc Sơn, Nật Sơn, Lạc Lương, Thượng Cốc, Mường Hoa, Cao Phong, Nhân Nghĩa.
Nhằm đẩy mạnh công tác khống chế, dập dịch, UBND tỉnh đã có văn bản chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Môi trường chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi – Thú y và Thủy sản phối hợp chặt chẽ với các đơn vị chức năng, chính quyền các địa phương huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, quyết liệt chỉ đạo công tác phòng, chống, dập dịch. Thực hiện chặt chẽ 5 không: Không giấu dịch - Không mua bán, vận chuyển lợn bệnh, lợn chết - Không giết mổ, tiêu thụ thịt lợn bệnh, lợn chết - Không vứt xác lợn chết ra môi trường - Không sử dụng thức ăn thừa chưa qua xử lý nhiệt để chăn nuôi lợn. Thực hiện nghiêm công tác cấp giấy chứng nhận kiểm dịch vận chuyển, tiêu thụ lợn và sản phẩm từ lợn đảm bảo an toàn, đúng quy định; hướng dẫn các địa phương tổ chức quản lý giết mổ lợn, tiêu thụ sản phẩm từ lợn đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế của từng địa phương. Tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, nhất là hành vi buôn bán, vận chuyển, giết mổ lợn trái quy định....
Quân Lâm