2 giờ đầu ngay sau sinh nên chăm sóc mẹ và trẻ như thế nào?

2 giờ đầu ngay sau sinh nên chăm sóc mẹ và trẻ như thế nào?
3 giờ trướcBài gốc
Đồng thời, quá trình chăm sóc sau sinh cần phải tiến hành đúng các mốc thời gian quy định ngay sau khi sinh và trong vòng 6 tuần đầu sau sinh.
Tại sao phải theo dõi và chăm sóc sản phụ và trẻ ngay sau khi sinh?
Trong những giờ đầu sau sinh, trẻ trải qua một cú sốc lớn, do đó việc chăm sóc đúng cách trong giai đoạn này đóng vai trò vô cùng quan trọng. Tại Việt Nam, từ năm 2014, Bộ Y tế đã ban hành "Hướng dẫn chuyên môn chăm sóc thiết yếu bà mẹ và trẻ sơ sinh trong và ngay sau
đẻ" và nhiều bệnh viện Phụ sản – Nhi trên toàn quốc đã áp dụng phương pháp này, nhận được phản hồi tích cực từ phía các bà mẹ và cộng đồng.
Tìm hiểu những điều cần chuẩn bị trước khi mang thai là rất cần thiết giúp chị em chủ động hơn và sẵn sàng cho một thai kỳ khỏe mạnh, an toàn.
Một ví dụ điển hình là chiến dịch "Cái ôm đầu tiên", khuyến khích cho trẻ tiếp xúc da kề da với mẹ trong vòng 2 giờ đầu sau sinh. Phương pháp này đã thu hút sự quan tâm của nhiều bà mẹ, đặc biệt là những người đang chuẩn bị sinh con.
Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng, việc áp dụng chính sách chăm sóc và theo dõi sau sinh giúp giảm nguy cơ biến chứng. Chăm sóc sau sinh không chỉ là sự quan tâm đúng lúc và kịp thời đối với mẹ và bé, mà còn là một cách tuyệt vời để giúp họ phục hồi nhanh chóng sau một hành trình đầy gian nan và cảm xúc. Điều này cũng giúp kết nối tình mẫu tử thiêng liêng và khuyến khích bé bú sữa mẹ một cách hiệu quả hơn.
Theo BSCKI Nguyễn Thị Hồng, Phó trưởng khoa sức khỏe sinh sản, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Nghệ An (CDC Nghệ An), chăm sóc sau sinh không chỉ thể hiện sự quan tâm đúng lúc, kịp thời đối với bà mẹ và trẻ mà còn là cách tuyệt vời để giúp mẹ và con sớm phục hồi sức khỏe sau một hành trình gian nan và nhiều cảm xúc, giúp kết nối tình mẫu tử thiêng liêng và khuyến khích bé bú sữa mẹ tốt hơn.
CDC Nghệ An tổ chức nhiều buổi tập huấn cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ.
Đối với trẻ sơ sinh, việc chăm sóc sau sinh sẽ giúp ổn định nhịp tim, thân nhiệt và đường huyết, giảm khóc và căng thẳng, theo nghiên cứu thì chỉ cần cho bé tiếp xúc da kề da với mẹ trong vòng 20 phút cũng sẽ giúp làm giảm trên 70% nồng độ cortisol trong cơ thể bé.
Cần giữ ấm cho trẻ ở nhiệt độ phòng từ 26 đến 280C, không có gió lùa; nếu trẻ tự thở tốt, đặt trẻ tiếp xúc da kề da trên ngực mẹ, đội mũ và phủ khăn cho cả hai mẹ con; quan sát trẻ nếu có dấu hiệu đòi bú như mở miệng, chảy dãi, mút tay, trườn bò, hướng dẫn người mẹ cho trẻ bú ngay trên bụng mẹ, không cho bất cứ thức ăn hay nước uống nào khác.
Như một bản năng, việc trẻ bị tách khỏi mẹ ngay sau khi sinh sẽ khiến nảy sinh tâm lý tuyệt vọng và phản đối, giống như muôn loài, trẻ sẽ gào khóc và phản ứng dữ dội, do đó, nếu trẻ được chăm sóc 2 tiếng đầu sau sinh sẽ ít quấy khóc và ít căng thẳng hơn.
Hướng dẫn theo dõi, chăm sóc bà mẹ và trẻ 2 tiếng đầu sau sinh
Trong vòng 2 giờ đầu sau sinh, khi mẹ và bé đều ổn định trong phòng sinh, có thể tiến hành chăm sóc sau sinh bằng cách cho bé tiếp xúc da kề da với mẹ. Đồng thời, nhân viên y tế sẽ hướng dẫn mẹ cho bé bú ngay, theo dõi các chỉ số sức khỏe của mẹ như co hồi tử cung, mạch, huyết áp và tình trạng ra máu, kiểm tra mỗi 15 phút trong suốt 2 giờ đầu. Bên cạnh đó, nhân viên y tế cũng sẽ hướng dẫn mẹ xoa đáy tử cung 15 phút một lần trong 2 giờ đầu sau sinh. Ngoài ra, người mẹ sẽ được hỗ trợ ăn uống trong thời gian này.
Lấy máu gót chân cho trẻ sau sinh.
Tiếp tục chăm sóc và theo dõi mẹ và bé từ giờ thứ 3 đến hết ngày đầu sau sinh. Sau 6 giờ đầu, nếu mẹ và bé bình thường, chuyển bà mẹ và bé về phòng, đặt bé nằm cạnh mẹ và ủ ấm cho bé. Đảm bảo mẹ có băng vệ sinh sạch, đủ thấm. Hỗ trợ mẹ ăn uống và nghỉ ngơi. Hướng dẫn mẹ vận động nhẹ nhàng sau 6 giờ. Khuyến khích mẹ cho bé bú hoàn toàn. Đồng thời, hướng dẫn mẹ chăm sóc bé, theo dõi tình trạng rốn của bé. Yêu cầu mẹ và gia đình gọi ngay nhân viên y tế nếu bé không bú, khó thở, tím tái, hoặc có hiện tượng chảy máu rốn.
Từ giờ thứ 3 đến giờ thứ 6, mẹ và bé cần được theo dõi mỗi giờ một lần. Từ giờ thứ 7, theo dõi mỗi 6 giờ cho đến hết ngày đầu.
Theo dõi mẹ, tinh thần, mạch, huyết áp, nhiệt độ, nhịp thở. Tình trạng co tử cung; đánh giá lượng máu mất, màu sắc máu qua băng vệ sinh; kiểm tra việc đi tiểu và kiểm tra tình trạng vết thương tầng sinh môn.
Theo dõi bé, sau khi trẻ bú được thì tiến hành các bước chăm sóc thường quy như thăm khám toàn thân, chăm sóc rốn, xem trẻ có bị chảy máu rốn hay không, chăm sóc mắt, tiêm vitamin K, vắc xin viêm gan B và BCG, đồng thời theo dõi trương lực cơ, tình trạng thở, màu sắc da, toàn trạng, nhịp tim, tiêu hóa... cứ 20 phút một lần trong vòng 2 tiếng đầu sau sinh.
Ngoài ra, một số chăm sóc, theo dõi đặc biệt đối với các sản phụ sinh mổ. Trong 2 giờ đầu tiến hành truyền dịch và kháng sinh theo chỉ định. Nếu sản phụ còn chưa tỉnh sau gây mê, đặt đầu nghiêng trái để tránh nguy cơ hít phải dịch trào ngược.
Ngoài ra, theo dõi như các sản phụ sinh thường và bổ sung theo dõi đặc biệt, như hồi tỉnh sau gây mê toàn thân hoặc đánh giá khả năng vận động chi dưới (sau gây tê tủy sống). Kiểm tra bụng (có trướng, có chảy máu vết mổ không). Theo dõi nước tiểu qua sonde bàng quang (số lượng, màu sắc).
Chăm sóc trẻ sinh mổ, đánh giá xem bé có bị ảnh hưởng bởi thuốc mê hay không (nếu sử dụng thuốc mê).
Giai đoạn từ giờ thứ 3 đến hết ngày đầu, tiếp tục truyền dịch, kháng sinh (nếu có). Cung cấp thuốc giảm đau nếu cần thiết. Đặc biệt đối với các bà mẹ sử dụng thuốc giảm đau qua phương pháp gây tê ngoài màng cứng, có thể điều chỉnh liều thuốc giảm đau sao cho phù hợp với mức độ cảm nhận đau của từng mẹ.
Theo dõi, các dấu hiệu sống trong khoảng thời gian từ giờ thứ 3 đến giờ thứ 6, theo dõi mạch, nhiệt độ, huyết áp, và nhịp thở mỗi giờ; từ giờ thứ 7 đến hết ngày đầu, theo dõi các dấu hiệu sống mỗi 6 giờ. Nếu sản phụ sử dụng gây mê nội khí quản theo dõi cả chảy máu trong và ngoài vết mổ.
Một lưu ý đặc biệt quan trọng khi theo dõi, chăm sóc mẹ và trẻ trong vòng 2 tiếng đầu sau sinh là phải đảm bảo yêu cầu vệ sinh sạch sẽ, nhân viên y tế phải rửa tay với xà phòng và nước sạch trước và sau mỗi lần chăm sóc, dụng cụ chăm sóc phải đảm bảo vô khuẩn, không được dùng chung đồ dùng giữa các mẹ và trẻ với nhau.
Gia Minh
Nguồn SK&ĐS : https://suckhoedoisong.vn/2-gio-dau-ngay-sau-sinh-nen-cham-soc-me-va-tre-nhu-the-nao-169241125082120725.htm