2 loại quả dễ 'ngậm' thuốc sâu, cái số 1 trẻ nhỏ mê tít

2 loại quả dễ 'ngậm' thuốc sâu, cái số 1 trẻ nhỏ mê tít
7 giờ trướcBài gốc
Nho
Khi mua nho nên chọn kỹ để tránh loại dễ "ngậm" thuốc trừ sâu . Ảnh minh họa.
Quả nhỏ được nhiều người yêu thích, đặc biệt là trẻ em. Nho có giá trị dinh dưỡng rất cao, chứa nhiều khoáng chất canxi, kali, phốt pho, sắt, protein và nhiều loại vitamin nhóm B như B1, B2, B6, C... cùng nhiều loại axit amin cần thiết cho cơ thể con người.
Ăn nho thường xuyên giúp tăng cường sức khỏe tim mạch. Đặc biệt, hợp chất resveratrol có trong nho có đặc tính chống oxy hóa và chống viêm, đồng thời cũng có tác dụng chống xơ cứng động mạch, giảm huyết áp, ngăn ngừa đột quỵ và đau tim
Resveratrol có thể được sử dụng trong điều trị hội chứng chuyển hóa (có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh tim) vì nó có lợi đối với chứng tăng huyết áp, béo phì, viêm, tiểu đường và rối loạn lipid máu.
Do có giá trị dinh dưỡng tốt như vậy, quả nho có thể chế biến thành nước ép nho, nho khô, rượu vang, nho tươi, làm salad... để sử dụng. Đặc biệt, nho còn chứa nguồn vitamin K dồi dào, là một loại vitamin tan trong chất béo quan trọng cho quá trình đông máu và giúp xương khỏe mạnh.
Mặc dù nho giàu dinh dưỡng nhưng nho cũng là loại quả dễ "ngậm" thuốc trừ sâu cao, do đặc tính của cây nho rất dễ nhiễm sâu bệnh nên người trồng hay sử dụng để bảo vệ cây trồng.
Táo
Cách đơn giản và hiệu quả nhất để loại bỏ cặn thuốc trừ sâu trên bề mặt là rửa trái cây và rau quả dưới vòi nước lạnh đang chảy.
Táo không chỉ có hương vị thơm ngon khi được thêm vào các món ăn mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Nhiều người vì lợi nhuận trước mắt mà phun thuốc bảo vệ thực vật. Thuốc trừ sâu được phun trong quá trình trồng có thể bám vào vỏ táo và ngấm sâu vào bên trong. Do đó, khi ăn táo cần rửa thật kỹ lưỡng và gọt vỏ để giảm tối đa việc nhiễm độc cho cơ thể. Dưới đây là bí quyết chọn mua táo ngon, mọng nước ít ''tắm" hóa chất:
- Quan sát vỏ táo: Muốn mua táo ngon không ''tắm'' hóa chất bạn đừng chỉ chọn những quả táo có vỏ mịn mà thay vào đó, bạn phải chọn những quả có vỏ sần sùi. Nói chung, táo ngọt là những quả có vỏ sần sùi, nghĩa là chúng có đủ ánh sáng. Có cảm giác sần sùi, vỏ mịn phần lớn là táo chua.
- Kích thước quả táo: Bạn nên chọn quả táo có kích thước vừa phải, lớn hơn quả bóng tennis một chút. Không nên chọn táo quá nhỏ hoặc quá to. Táo quá to có thể bị phun thuốc kích thích tăng trưởng, táo quá nhỏ thường chua hoặc chín ép.
- Nhìn cuống quả táo: Thông thường táo mới thu hoạch sẽ có phần cuống mới và tươi, gắn chặt vào quả. Không chọn táo đã rụng cuống hoặc cuống đã khô.
- Quả táo cầm nặng tay : Quả táo ngon và mọng nước sẽ khá tròn, cứng và cầm nặng tay. Ấn tay vào quả táo thấy cứng, mọng, thì quả táo đó là quả táo ngon. Thử búng tay vào quả táo, nếu âm thanh to rõ thì đó là táo giòn và ngon.
Cách rửa sạch hoa quả loại bỏ thuốc bảo vệ thực vật
Rửa bằng nước: Theo Daily Mail, các chuyên gia cho rằng rủa hoa quả bằng nước là tốt nhất.
Giáo sư Marvin Pritts, từ Khoa Trồng trọt, Đại học Cornell (Mỹ), cho biết rửa bên ngoài không chỉ làm sạch bụi bẩn, sâu bọ và vi khuẩn, mà còn làm giảm dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.
Nghiên cứu năm 2000 cho thấy rửa rau quả có thể loại bỏ 9 trong số 12 loại thuốc trừ sâu. Và một nghiên cứu cùng năm cho thấy nước có hiệu quả loại bỏ thuốc trừ sâu tương tự như sử dụng các chất tẩy rửa khác.
Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu khoa học và an toàn thực phẩm từ Đại học bang Colorado (Mỹ) cho biết: Rửa trái cây và rau quả không chỉ giúp loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn và sâu bệnh cứng đầu mà còn giúp loại bỏ dư lượng thuốc trừ sâu.
Đặc biệt, trung tâm Kiểm soát dịch bệnh Mỹ khuyến nghị không nên sử dụng nước rửa trái cây và rau quả, xà phòng hoặc thuốc tẩy. Cách tốt nhất là rửa dưới vòi nước chảy. Nếu là rau quả mềm, có thể dùng tay lau nhẹ bề mặt khi nước chảy qua hoặc nếu là trái cây cứng, có thể dùng dụng cụ chà rửa rau củ. Sau đó, ngâm nước một lúc.
Ngâm giấm: Giấm có khả năng phân hủy dư lượng thuốc trừ sâu, giúp trái cây và rau củ sạch hơn và an toàn hơn để ăn. Một số nghiên cứu đã phát hiện ngâm rau trong giấm từ 10 - 15 phút sẽ làm giảm lượng vi khuẩn trên bề mặt sản phẩm.
Pha 1 phần giấm vào 3 phần nước rồi ngâm, sau đó rửa kỹ bằng nước sạch.
Trúc Chi (t/h)
Nguồn Người Đưa Tin : https://nguoiduatin.vn/2-loai-qua-de-ngam-thuoc-sau-cai-so-1-tre-nho-me-tit-204250211112355685.htm