2 loại rau dễ là nơi 'tổ ký sinh trùng' ẩn náu, loại đầu bảng rất nhiều người Việt mê

2 loại rau dễ là nơi 'tổ ký sinh trùng' ẩn náu, loại đầu bảng rất nhiều người Việt mê
4 giờ trướcBài gốc
Rau ngổ
Rau ngổ là loại rau thân thảo, mềm xốp, chứa nhiều nước bên trong, có nhiều nhánh nhỏ, lá hình răng cưa, phân bổ chủ yếu ở vùng ao hồ. Tên gọi khác của loại rau này là ngổ trâu, ngổ thơm, cúc nước,… Tên khoa học của rau ngổ là Enydra fluctuans lour.
Rau ngổ mọc dại nhiều nơi ở ao hồ, kênh mương.
Rau ngổ mọc dại nhiều nơi ở ao hồ, kênh mương nhưng rau ngổ chứa nhiều thành phần hóa học khác nhau: 93% nước, 2.1% protid cùng các loại vitamin B, C, tinh dầu thơm và caroten.
Rau ngổ mọc hay mọc ở kênh mương nên rất bẩn. Trước khi chế biến cần rửa sạch với nước nhiều lần.
Trong nước kênh mương, các loại kí sinh trùng thường gặp là giun đũa, giun tóc, ấu trùng giun móc, giun lươn, nhiễm trứng sán lá gan nhỏ/sán lá ruột nhỏ, khuẩn E.coli và bào nang amíp… PGS.TS Nguyễn Văn Đề - Đại học Y Hà Nội từng chia sẻ với Pháp luật Việt Nam, tập quán tưới cho rau bằng nước thải sinh hoạt là một tập quán phổ biến tại Việt Nam. Đây chính là nguyên nhân khiến các loại rau được trồng trên cạn nhưng vẫn nhiễm ký sinh trùng.
Để phòng ngừa các bệnh do giun sán, ký sinh trùng, việc tuân thủ các nguyên tắc vệ sinh và an toàn thực phẩm là rất quan trọng.
Ngó sen
Ngó sen là một món ăn bổ dưỡng vì chứa nhiều chất dinh dưỡng, canxi, photpho, sắt, vitamin C… Tuy nhiên, mọi người tuyệt đối không ăn ngó sen sống do chúng phát triển trong bùn, dưới đáy các hồ ao, đầm, đây là những nơi chứa nhiều mầm bệnh nguy hiểm.
Đặc biệt ngoài những bệnh truyền nhiễm đường tiêu hóa, ngó sen còn là nơi trú ẩn của nhiều ấu trùng sán lá ruột.
BS Lê Văn Thiệu chia sẻ với Dân Trí về những khuyến cáo người dân cần tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc sau:
- Nên ăn chín, uống sôi: Chỉ nên ăn rau cần và các loại rau thủy sinh sau khi đã được nấu chín kỹ.
- Hãy vệ sinh sạch sẽ môi trường sống xung quanh: Đảm bảo vệ sinh cá nhân và nơi ở, tránh để môi trường ẩm ướt và bẩn thỉu.
- Uống thuốc giun định kỳ: Người dân nên uống thuốc giun định kỳ liều lượng tùy vào độ tuổi theo chỉ định của bác sĩ.
- Tẩy giun sán định kỳ cho chó mèo: Chó mèo là nguồn lây nhiễm giun sán phổ biến, cần tẩy giun định kỳ cho chúng.
Trúc Chi (t/h)
Nguồn Người Đưa Tin : https://nguoiduatin.vn/2-loai-rau-de-la-noi-to-ky-sinh-trung-an-nau-loai-dau-bang-rat-nhieu-nguoi-viet-me-204241126100128558.htm