Đuôi lợn
Đuôi lợn là bộ phận nằm cuối cùng của thân lợn, có trọng lượng khoảng 4–5 lạng. Tuy kích thước khiêm tốn, nhưng giá trị dinh dưỡng của đuôi lợn lại không hề nhỏ.
Ảnh minh họa.
Theo đông y, đuôi lợn có vị ngọt, hơi mặn, có tính hàn. Đông y nhận định đuôi lợn có nhiều công dụng với sức khỏe như:
Bồi bổ sinh lực: Đuôi lợn có chức năng bồi bổ cơ thể, hỗ trợ chứng thận hư, liệt dương, xuất tinh sớm, cung cấp năng lượng và tăng cường sức khỏe nói chung.
Hỗ trợ khớp và xương: Đuôi lợn thường được sử dụng để hỗ trợ điều trị các vấn đề về khớp và xương như đau nhức khớp, viêm khớp và thoái hóa khớp.
Tốt cho da: Đuôi lợn có tác dụng giữ độ ẩm và làm tăng tính đàn hồi của da, chống lão hóa da. Nó được sử dụng trong một số sản phẩm chăm sóc da để làm mờ nếp nhăn, làm mềm và dưỡng ẩm da.
Bên cạnh đó, theo nghiên cứu, đuôi lợn chứa nhiều chất dinh dưỡng như: protein, chất béo, vitamin B3, vitamin B1, vitamin B2, canxi, photpho, natri, kali,…
Ảnh minh họa.
Đặc biệt, đuôi lợn nổi bật với hàm lượng kẽm ở mức khá cao. Kẽm là nguyên tố vi lượng tuy chiếm lượng nhỏ trong cơ thể, nhưng chúng lại rất quan trọng trong hầu hết các hệ cơ quan.
Không chỉ thế, chúng cũng là nguyên tố để tạo nên các hormone nội sinh kiểm soát sự phát triển cơ thể, kẽm đóng vai trò duy trì nồng độ testosterone trong huyết thanh. Đối với nam giới, testosterone là hormone có tác động lớn đến ngoại hình, quá trình phát triển sinh dục.
Kẽm được xem là khoáng chất của hệ miễn dịch và thuốc quý đối với sức khỏe sinh sản và tình dục của nam giới. Các nghiên cứu đã chứng minh kẽm có tác dụng cải thiện chất lượng và số lượng tinh trùng. Thiếu kẽm cũng là nguyên nhân gây ảnh hưởng đến khả năng vận động và gây biến đổi hình thái của tinh trùng. Tinh trùng di chuyển kém vốn làm tăng nguy cơ hiếm muộn ở nam giới.
Xương lưỡi liềm
Xương lưỡi liềm nằm ở phần chân trước của lợn, nó là nơi kết nối giữa xương ống và xương quạt. Phần xương này có hình cong vát tương tự hình lưỡi liềm, nó chủ yếu là sụn nên ăn rất giòn, mềm, ngọt. Hơn nữa, phần này rất giàu collagen, canxi, protein và vitamin.
Ảnh minh họa.
Xương lưỡi liềm rất tốt cho việc bảo vệ sức khỏe xương khớp, tăng cường thể lực, đặc biệt phụ nữ có sức khỏe yếu, muốn làm đẹp da thì càng nên ăn phần thịt này.
Bộ phận này dù làm món gì cũng rất ngon, đặc biệt là nướng. Ngoài ra, bộ phận này còn có thể dùng để hầm thành canh hay xào rau củ, món nào cũng thơm, giòn.
Một số người bán vì biết được phần thịt quý giá này nên giữ lại để hầm xương, nấu canh cho gia đình nên ít khi người mua biết đến. Nhưng điều quan trọng hơn cả hương vị đó là bộ phận này rất giàu collagen, protein và vitamin. Thường xuyên tiêu thụ bộ phận có giá trị này có thể thúc đẩy sự phát triển của xương, ngăn ngừa loãng xương và tăng cường khả năng miễn dịch.
Có 2 lợi ích lớn của xương lưỡi liềm đó là:
- Bổ sung canxi: Hàm lượng canxi trong bộ phận này khá cao, rất thích hợp cho trẻ em đang trong thời kỳ tăng trưởng và phát triển, người già bị loãng xương, giúp bổ sung canxi cho cơ thể. Phụ nữ có thể ăn một ít xương lưỡi liềm đúng cách để bổ sung canxi trong thai kỳ, hiệu quả vẫn tương đối tốt.
- Cung cấp dinh dưỡng: Thịt xương lưỡi liềm rất giàu protein, có thể cung cấp chất dinh dưỡng phong phú và chất lượng cao cho các chức năng chính của cơ thể. Bên cạnh đó, bộ phận này có giá trị rất cao trong việc giữ gìn sức khỏe, sử dụng xương lưỡi liềm có tác dụng bổ sung vitamin rất hiệu quả.
Thịt dải lợn
Nhiều người cho rằng thịt dải lợn là bộ phận ngon nhất, thơm nhất của con lợn.
Ảnh minh họa.
Thịt dải chính là phần thịt gần với tim lợn, có chức năng ngăn cách các mô của khoang ngực và khoang bụng, giúp bảo vệ tim. Thịt dải dù làm món nướng, kho hay luộc cũng đều mềm thơm, bên trong dai giòn, không hề bị khô.
Phần thịt dải heo chứa protein chất lượng cao giúp cho cơ thể phát triển cơ bắp, tăng cường sức đề kháng, tái tạo mô và tế bào, cung cấp năng lượng cho cơ thể. Ngoài ra, trong phần thịt dải heo còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe như vitamin A, D.
Minh Hoa (t/h)