3 trường hợp công chức, viên chức được hưởng "biên chế suốt đời"
"Biên chế suốt đời" là cách gọi dân dã để chỉ những vị trí công việc phục vụ lâu dài, ký hợp đồng làm việc không xác định thời hạn với các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và được hưởng các chế độ về lương, phụ cấp theo quy định.
Theo Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi năm 2019 thì các viên chức được tuyển dụng từ ngày 1-7-2020 trở về đây sẽ phải ký hợp đồng xác định thời hạn. Như vậy, điều đó có nghĩa từ ngày 1-7-2020 trở lại đây, những người được tuyển dụng mới sẽ phải ký hợp đồng xác định thời hạn, tức là sẽ không còn được hưởng biên chế suốt đời.
Tuy nhiên, theo Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi năm 2019 thì vẫn có một số trường hợp vẫn được hưởng "biên chế suốt đời". Theo đó, hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được áp dụng với 03 trường hợp dưới đây:
+ Trường hợp thứ nhất: Viên chức được tuyển dụng trước ngày 1-7-2020;
+ Trường hợp thứ hai: Cán bộ, công chức chuyển thành viên chức;
+ Trường hợp thứ ba: Người được tuyển dụng làm viên chức làm việc tại các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
3 trường hợp công chức, viên chức được hưởng 'biên chế suốt đời' từ năm 2025. Ảnh minh họa
Ngoài ra, Điều 26 thuộc Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 quy định nội dung của hợp đồng làm việc bao gồm:
+ Tên, địa chỉ của đơn vị sự nghiệp công lập và người đứng đầu của đơn vị sự nghiệp công lập;
+ Họ tên, địa chỉ, ngày, tháng, năm sinh của những người được tuyển dụng. Trường hợp người được tuyển dụng là người nhỏ hơn 18 tuổi thì phải có họ tên, địa chỉ, ngày, tháng, năm sinh của người đại diện theo quy định pháp luật của người được tuyển dụng;
+ Công việc hoặc nhiệm vụ, vị trí việc làm và địa điểm làm việc;
+ Quyền và nghĩa vụ của các bên;
+ Loại hợp đồng, thời hạn và các điều kiện chấm dứt của hợp đồng làm việc;
+ Tiền lương, tiền thưởng và các chế độ đãi ngộ khác (nếu có).
Thang bảng lương cán bộ, công chức, viên chức trong năm 2025
Theo Nghị quyết đã được Quốc hội thông qua, trong năm 2025, lương cán bộ, công chức, viên chức vẫn được tính theo mức lương cơ sở nhân với hệ số lương như với năm 2024.
Trong đó, mức lương cơ sở đang được tính là 2,34 triệu đồng/tháng từ 1/7/2024, thay vì 1,8 triệu đồng/tháng như trước đây (tương đương tăng 30%).
Theo Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, việc điều chỉnh mức lương cơ sở tăng 30% là mức tăng cao nhất từ trước đến nay.
Ngoài ra, các cơ quan, đơn vị còn được bổ sung 10% tiền thưởng trên tổng quỹ lương cơ bản, tạo động lực và nâng cao đời sống cho cán bộ, công chức, viên chức.
Tới đây, Bộ Nội vụ sẽ xây dựng báo cáo, trình Quốc hội về cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu và trợ cấp trong năm 2025.
Theo quy định hiện hành, bảng lương đối với công chức là “chuyên gia cao cấp” có 3 bậc 1, 2 và 3 lần lượt có hệ số là 8,8; 9,4 và 10,0.
Như vậy, nếu hệ số này nhân với 2,34, thì lương “chuyên gia cao cấp” bậc 1 là gần 20,6 triệu đồng; và bậc 3 cao nhất là 23,4 triệu đồng.
Các loại công chức, việc chức khác được phân thành các nhóm khác nhau, với từng mức khởi điểm hệ số cũng khác nhau, cụ thể: