Mất trí nhớ ở người già có liên quan mật thiết đến quá trình lão hóa và sự chết đi (không tái tạo lại) của tế bào thần kinh. Tuy nhiên, hiện nay nhiều người trẻ tuổi cũng gặp rắc rối với tình trạng này, tỷ lệ đang tăng lên và dần trẻ hóa. Đây có thể là do bước đầu của stress, do sức ép công việc và cuộc sống đã tạo sự giảm trí nhớ ở người trẻ.
Dưới đây là cách đơn giản để giảm nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ
1. Tập thể dục để cải thiện trí nhớ và rèn luyện sức khỏe
Lối sống ít vận động là một trong những điều tệ nhất mà chúng ta có thể làm với não bộ của mình. Vì vậy, tập thể dục thường xuyên có tác động tích cực đến sức khỏe của não bộ.
Duy trì thói quen tập thể dục giúp bảo vệ não chống lại sự lão hóa, từ đó hạn chế nguy cơ xảy ra tình trạng suy giảm trí nhớ tuổi già. Tập thể dục mỗi ngày sẽ hỗ trợ tăng cường tuần hoàn máu lên não, cải thiện chứng thiếu máu não.
Một số hoạt động thể thao giúp cải thiện trí nhớ hiệu quả bao gồm chạy bộ, bơi lội, khiêu vũ, cầu lông, nhảy dây…
Duy trì thói quen tập thể dục giúp bảo vệ não chống lại sự lão hóa, từ đó hạn chế nguy cơ xảy ra tình trạng suy giảm trí nhớ tuổi già.
2. Cải thiện trí nhớ kém bằng cách áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh
Chế độ ăn Địa Trung Hải chứa các nguồn protein nạc và chất béo lành mạnh, cũng như chất chống oxy hóa có thể giúp não khỏe mạnh và chống lại các bệnh như chứng mất trí.
Một số thực phẩm có lợi cho sức khỏe não bộ bao gồm:
Cá béo, chẳng hạn như cá hồi
Quả mọng
Rau lá xanh
Các loại đậu, chẳng hạn như đậu lăng
Quả óc chó
Nhưng việc uống rượu có thể gây ra nhiều tác động tiêu cực đến não, đặc biệt là ở những người trên 65 tuổi. Do đó, mỗi người nên hạn chế sử dụng loại đồ uống có cồn mỗi ngày, tốt nhất là không uống, có thể dùng chút ít rượu vang sẽ có lợi cho sức khỏe.
3. Tránh căng thẳng, stress, hãy giao lưu với bạn bè
Thường xuyên căng thẳng, stress là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra mất ngủ, đau đầu và suy giảm trí nhớ. Do vậy, cần duy trì lối sống tích cực, khoa học để giữ tinh thần lạc quan, tránh căng thẳng bằng cách tạo thói quen xem phim, nghe nhạc mỗi buổi tối, gặp gỡ bạn bè khi rảnh rỗi, chăm sóc cơ thể tại spa định kỳ.
Một cuộc sống xã hội năng động là một cách khác để giữ cho não bộ khỏe mạnh khi chúng ta già đi. Khi chúng ta tương tác với người khác, nó giúp tâm trí chúng ta bận rộn và duy trì một lịch trình - ngay cả hành động giao lưu cũng có thể giải phóng các chất hóa học rất quan trọng và lành mạnh trong não của như serotonin và dopamine.
Về mặt sức khỏe não bộ, các tương tác xã hội trực tiếp có thể hiệu quả hơn so với các tương tác trực tuyến. Cũng quan trọng không kém là chăm sóc các vấn đề về giác quan. Bằng cách điều chỉnh thị lực và thính lực, chúng ta có thể cải thiện tương tác với người khác và có khả năng bảo vệ bản thân khỏi chứng mất trí trong tương lai.
4. Nghe nhạc, tham gia trò chơi trí tuệ để kích thích trí óc
Âm nhạc có tác động sâu sắc đến sức khỏe tinh thần và hoạt động của trí não. Việc thường xuyên nghe nhạc hoặc học một nhạc cụ mới, hát bài hát mới không chỉ giúp phát triển kỹ năng âm nhạc mà còn góp phần cải thiện khả năng nhìn và nói của con người. Thống kê cho thấy, trẻ em học nhạc cụ có chỉ số IQ cao hơn so với những đứa trẻ khác cùng tuổi chưa được học.
Chúng ta có thể kích thích trí óc bằng các hoạt động như giải ô chữ, học nhảy hoặc tham gia vào một sở thích trí tuệ, các trò tiêu khiển kích thích não bộ mang tính xã hội cũng giúp giảm nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ.
BS. Phạm Thanh Phương