Giấy khai sinh là một văn bản pháp lý quan trọng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, ghi nhận các thông tin cơ bản của một cá nhân, bao gồm tên, ngày tháng năm sinh và nơi sinh. Đây là căn cứ để xác định quyền lợi và nghĩa vụ của công dân, giúp trẻ em có quyền thừa kế, quyền học tập, và bảo vệ quyền lợi hợp pháp. Khi một đứa trẻ sinh ra, giấy khai sinh sẽ được cấp để xác nhận sự tồn tại và quyền công dân của trẻ. Nó cũng là tài liệu cần thiết trong các thủ tục hành chính như đăng ký hộ khẩu, xin cấp thẻ căn cước, hoặc làm các thủ tục khác.
Thông tin của người được đăng ký khai sinh (Họ, chữ đệm và tên; giới tính; ngày, tháng, năm sinh; nơi sinh; quê quán; dân tộc; quốc tịch); thông tin của cha, mẹ người được đăng ký khai sinh (Họ, chữ đệm và tên; năm sinh; dân tộc; quốc tịch; nơi cư trú); Số định danh cá nhân của người được đăng ký khai sinh (khoản 1 Điều 14 Luật Hộ tịch 2014, có hiệu luật thi hành từ ngày 01/01/2016).
Ảnh minh họa.
Việc đặt tên khai sinh cũng được pháp luật quy định cụ thể, che mẹ cần nắm rõ để tránh vi phạm. Theo bộ Bộ luật Dân sự và Thông tư 04/2020/TT-BTP hướng dẫn Luật Hộ tịch, có 5 cái tên bị cấm tại Việt Nam.
- Tên bằng tiếng nước ngoài: Luật quy định tên công dân Việt Nam phải bằng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc thiểu số của Việt Nam. Ví dụ như Elizabeth, Maradona… sẽ không được chấp nhận.
- Tên bằng ký tự hoặc số: Tên không được đặt bằng số hoặc ký tự đặc biệt không phải là chữ cái. Ví dụ: 1, 2, @, $…
- Tên xâm phạm lợi ích của người khác: Mặc dù trên thực tế, trường hợp này rất hiếm gặp nhưng pháp luật vẫn quy định rõ ràng để bảo vệ quyền lợi của mỗi cá nhân.
- Tên không phù hợp với bản sắc dân tộc, tập quán, truyền thống Việt Nam: Việc đánh giá tên có vi phạm điều này hay không cần xem xét từng trường hợp cụ thể.
- Tên quá dài: Mặc dù chưa có quy định cụ thể về độ dài tối đa của tên, nhưng cha mẹ nên lưu ý tên thường gồm họ, tên đệm và tên chính, thông thường là 3-4 chữ. Tên quá dài sẽ gây khó khăn khi thể hiện trên các giấy tờ và trong cuộc sống hàng ngày. Trước đây từng có đề xuất tên không quá 25 ký tự, tuy nhiên vẫn chưa được phê duyệt.
Hành vi vi phạm quy định về đăng ký khai sinh
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy tờ do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền cấp để làm thủ tục đăng ký khai sinh.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Cảm đoán, làm chứng sai sự thật về việc sinh;
b) Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật về nội dung khai sinh;
c) Sử dụng giấy tờ của người khác để làm thủ tục đăng ký khai sinh.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật là giấy tờ, văn bản bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với giấy khai sinh đã cấp do có hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này; giấy tờ, văn bản bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung quy định tại khoản 1 Điều này.
Căn cứ quy định tại Điều 24 Nghị định 123/2015/NĐ-CP thì việc khai sinh đã được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam trước ngày 01/01/2016 nhưng Sổ hộ tịch và bản chính giấy khai sinh đều bị mất thì được đăng ký lại.
Người yêu cầu đăng ký lại khai sinh có trách nhiệm nộp đầy đủ bản sao giấy tờ, tài liệu có nội dung liên quan đến việc đăng ký lại.
Việc đăng ký lại khai sinh chỉ được thực hiện nếu người yêu cầu đăng ký còn sống vào thời điểm tiếp nhận hồ sơ.
Như vậy nếu công dân đã được đăng ký khai sinh và được cấp giấy khai sinh trước ngày 01/01/2016 nhưng Sổ hộ tịch và bản chính giấy khai sinh đều bị mất thì sẽ được đăng ký lại khai sinh và được cấp lại giấy khai sinh.
Việc đăng ký lại khai sinh trong trường hợp này sẽ được thực hiện tại UBND cấp xã nơi công dân đã được đăng ký khai sinh trước đây hoặc tại UBND cấp xã nơi công dân có yêu cầu thường trú.