Trương Tam Phong là một nhân vật trong hai tác phẩm "Thần điêu hiệp lữ" và "Ỷ Thiên Đồ Long Ký". Ông là người sáng lập ra phái Võ Đang cũng như 2 môn võ "Thái Cực quyền" và "Thái Cực kiếm".
Trương Tam Phong nhận được sự truyền dạy của Giác Viễn Đại Sư với 5-6 phần Cửu Dương Thần Công, giúp nội lực của ông không ngừng mạnh mẽ. Khi đã cao tuổi, ông còn tự mình sáng tạo nên Thái Cực Quyền và Thái Cực Kiếm, dựa trên nguyên lý "dùng yếu thắng mạnh" và "dùng bình tĩnh chế ngự cảm xúc".
Trương Tam Phong là người sáng lập ra phái Võ Đang cũng như 2 môn võ "Thái Cực quyền" và "Thái Cực kiếm". (Ảnh: Sohu)
Trong thế giới kiếm hiệp của Kim Dung,có ba nhân vật nổi tiếng có thể được xem là đối thủ xứng tầm với Trương Tam Phong về võ công,đó là Vô Danh Thần Tăng trong "Thiên long bát bộ", Độc Cô Cầu Bại, người xuất hiện gián tiếp trong "Thần điêu đại hiệp" và "Tiếu ngạo giang hồ", cùng với Vương Trùng Dương trong "Anh hùng xạ điêu" và "Thần điêu đại hiệp".Cũng giống Trương Tam Phong, cả 3 đều có võ công đạt đến mức cảnh giới, không có đối thủ trong những bộ truyện có sự xuất hiện của mình.
Thế nhưng trong mắt của Quách Tương, Trương Tam Phong lại không phải cao thủ được nàng công nhận. Vì sao?
5 cao thủ được Quách Tương hết lời khen ngợi
Theo Sohu và Sina, xuyên suốt toàn bộ tiểu thuyết Kim Dung và bộ tác phẩm Xạ điêu tam khúc,chỉ có năm cao thủ được Quách Tương công nhận.
Trong truyện, Quách Tương từng nói:"Con đã nói với cha rồi, có một vị anh hùng trấn giữ Tương Dương, liều mình chống quân Mông Cổ, bảo vệ quốc gia, bảo vệ dân chúng, đó chẳng phải là đại anh hùng sao?".Dương Quá giơ ngón tay cái lên:"Đúng vậy! Quách đại hiệp, ông ấy chính là đại anh hùng".Quách Tĩnh, vị anh hùng phương Bắc, cả đời vì nước vì dân. Ông từng nói sẽ cống hiến hết mình cho thành Tương Dương cho đến chết. Sự thật đã chứng minh ông làm được điều đó.
Trong mắt Quách Tương thì Quách Tĩnh chính là đại anh hùng. (Ảnh: Sohu)
Mười ba năm sau ở thời Thần điêu hiệp lữ, khi quân Mông Cổ chiếm được thành Tương Dương, Quách Tĩnh đã hy sinh. Võ công của ông cũng thuộc hàng vô địch thiên hạ, không thua kém bất kỳ ai. Hàng Long Thập Bát Chưởng của ông vang danh khắp nơi, thân thủ phi phàm khiến người đời kinh ngạc.
Quách Tương cũng từng khen:"Có một vị nữ anh hùng, phò tá chồng chống giặc, giữ thành, mưu trí vô song, nhìn người như thần, đó chẳng phải là đại anh hùng sao?".Dương Quá đáp:"Ý là Hoàng phu nhân, Hoàng bang chủ? Ừ, quả là một nữ trung hào kiệt".Hoàng Dung là nữ hiệp dám nghĩ dám làm, sẵn sàng hy sinh tất cả vì Quách Tĩnh.Cả đời Hoàng Dung đã cống hiến cho thành Tương Dương, xứng đáng với danh hiệu "nữ trung hào kiệt".
Cả đời Hoàng Dung đã cống hiến cho thành Tương Dương, xứng đáng với danh hiệu "nữ trung hào kiệt". (Ảnh: Sohu)
Ngoài ra, Quách Tương còn kể tới:"Còn có một vị lão anh hùng, tinh thông ngũ hành bát quái, thần cơ diệu toán, Đạn Chỉ Thần Công xuất quỷ nhập thần, đó chẳng phải là đại anh hùng sao?".Dương Quá đáp:"Vị đó là Hoàng Dược Sư, đảo chủ Đào Hoa đảo, một bậc kỳ tài trong võ lâm, ta vẫn luôn kính trọng ông ấy".
Đông Tà Hoàng Dược Sư là một trong ngũ tuyệt thời kỳ trước và cả thời kỳ sau. Thực lực của ông đã đạt đến đỉnh cao. Dù ông công khai chống đối những lễ giáo thông thường nhưng lạihết lòng kính trọng những người vì nước vì dân.Trận pháp Nhị Thập Bát Tú trong cuộc chiến bảo vệ Tương Dương thật sự đáng kinh ngạc, sự xuất hiện của ông là niềm may mắn cho võ lâm Trung Nguyên.
Đông Tà Hoàng Dược Sư là một trong ngũ tuyệt thời kỳ trước và cả thời kỳ sau. (Ảnh: Sohu)
Quách Tương kể tên ba người và thấy Dương Quá đều đồng tình, bèn đắc ý nói: "Còn có một người, thống lĩnh cả bang Cái Bang, trừ gian diệt ác, phấn đấu vì quốc gia và nhân dân, chẳng lẽ không phải là đại anh hùng sao?".Dương Quá nói:"Là Lỗ Hữu Cước, bang chủ Cái Bang sao? Người này võ công không cao, cũng không thể nói là đã làm được việc gì lớn lao, nhưng xét theo bốn chữ 'trừ gian diệt ác', trong việc phụng sự quốc gia và nhân dân, ông ấy có thể coi là đệ nhất".
Lỗ Hữu Cước tuy võ công không cao nhưng lại có tấm lòng hiệp nghĩa. Dưới sự hướng dẫn của Hoàng Dung, Lỗ Hữu Cước cũng đã sống một cuộc đời rực rỡ, thống lĩnh cả bang Cái Bang, trừ gian diệt ác, phấn đấu vì quốc gia và nhân dân. Một nhân vật như vậy, sao có thể không khiến người ta kính phục?
Sau đó, Quách Tương thẳng thừng bỏ qua rể của mình là Gia Luật Tề, nàng cảm thấy võ công của anh ta tuy cao nhưng không xứng với danh xưng đại anh hùng. Nàng nói:"À, còn có một người nữa: cứu giúp người nghèo, trừng trị kẻ ác, người người ca tụng, Thần Điêu Đại Hiệp! Nếu người này không phải đại anh hùng, thì ta chính là đồ ngốc!".Thần Điêu Đại Hiệp Dương Quá, hậu duệ của danh tướng nhà Dương, võ công ngày càng mạnh, dần đạt đến cảnh giới khó ai bì kịp. Hơn mười năm, ông rong ruổi khắp thiên hạ, bài trừ gian tà, cứu giúp người yếu thế, trừng trị kẻ cường bạo. Trong trận Tương Dương, ông đã giết Mông Kha giữa hàng vạn quân địch, từ đó danh tiếng lẫy lừng khắp thiên hạ.
Thần Điêu Đại Hiệp Dương Quá là đại anh hùng trong lòng Quách Tương. (Ảnh: Sohu)
Có thể nói, trong mắt Quách Tương, 5 cao thủ đệ nhất thiên hạ cũng chính là những anh hùng trong lòng dân chúng, đều là những người vì nước vì dân trong tiểu thuyết của Kim Dung. Ngược lại, Trương Tam Phong tuy mạnh nhưng vẫn không được Quách Tương đưa vào bảng xếp hạng này.
Dù Trương Tam Phong từng tự hào tuyên bố rằng nội lực tu luyện hàng trăm năm của mình không hề thua kém Quách Tĩnh và Dương Quá năm xưa. Ông cũng là bậc đại tông sư duy nhất kế thừa và phát triển võ học giống như Quách Tương. Tuy nhiên, võ công cao cường không đồng nghĩa với đóng góp lớn lao cho người dân. Đối với Quách Tương hay cũng là với chính Kim Dung thì đại hiệp phải vì nước vì dân. Chỉ những ai đạt đến ngưỡng cửa này mới xứng đáng được gọi là anh hùng. Đáng tiếc, Trương Tam Phong chưa làm được điều này nên không lọt vào "mắt xanh" của Quách Tương.
Theo Phụ nữ số