5 ngày đẹp nhất để bao sái ban thờ đón Tết và 7 bước nhất định phải nhớ khi làm

5 ngày đẹp nhất để bao sái ban thờ đón Tết và 7 bước nhất định phải nhớ khi làm
16 giờ trướcBài gốc
Bước 1: Xem ngày bao sái ban thờ
Việc bao sái ban thờ dân gian thường làm vào khoảng 23 tháng Chạp âm lịch. Công việc là tiến hành bao sái, tỉa chân nhang bát hương nơi ban thờ. Tuy nhiên, nhiều nhà cả năm không bao sái, hoặc nhà hay làm nghi lễ như trưởng tộc, con trai trưởng thì bát hương sẽ rất đầy, rất cần tỉa chân nhang.
Tuy nhiên, do gần Tết công việc bận rộn, nhiều gia đình không thuận tiện cho việc thực hiện nghi lễ bao sái ban thờ vào ngày này, song vẫn muốn chọn được ngày tốt để bao sái ban thờ. Vì thế, Chuyên gia phong thủy - Master Phùng Phương gợi ý 5 ngày tốt sau đây để người dân chọn bao sái ban thờ:
- Ngày 15/01 DL (16 tháng Chạp)
- Ngày 21/01 DL (22 tháng Chạp)
- Ngày 22/01 DL (23 tháng Chạp)
- Ngày 24/01 DL (25 tháng Chạp)
- Ngày 28/01 DL (29 tháng Chạp)
Bước 2: Chuẩn bị đồ lễ
Với đồ lễ cho nghi thức bao sái ban thờ, gia chủ có thể chuẩn bị tùy tâm, như: 1 khẩu thịt luộc, 1 đĩa xôi, hoa quả tươi, trà, rượu, nhang đèn...
Bước 3: Chuẩn bị đồ bao sái
Lưu ý, gia chủ nên chuẩn bị sẵn nhiễu đỏ, hoặc giấy đỏ để đặt các vật phẩm thờ cúng khi bao sái, tránh lau đồ trực tiếp trên ban thờ.
Ngoài ra, cần dùng chậu sạch chuyên dụng chứa nước bao sái. Trong chậu đã có sẵn nước nước ấm Ngũ vị (nấu từ 5 loại cây có mùi thơm). Các công ty phong thủy đều có sẵn bộ bao sái ban thờ bao gồm nước thơm bao sái, bột tẩy uế, khăn sạch bao sái. Người dân có thể tới tận nơi để mua, vừa đầy đủ, vừa tiện lợi lại bớt tốn thời gian đun nấu.
Theo Chuyên gia phong thủy – Master Phùng Phương, ý nghĩa của từng món trong bộ bao sái ban thờ như sau:
Nước thơm bao sái
Kết tinh từ ngọc am thiện, quế sát, gừng, bồ đề tâm, bồ kết, trầm hương dược, sưa… và 108 thảo liệu quý ở các vùng có linh khí hội tụ. Vì vậy, gia chủ nên chọn mua ở các công ty phong thủy uy tín để không bị mua phải nước thơm bình thường.
Đầu tiên, gia chủ hãy lắc đều dung dịch xịt lau dọn bàn thờ trước khi sử dụng. Tiếp theo, hãy xịt trực tiếp lên bề mặt bám bụi bẩn, mọi ngóc ngách trên bàn thờ, hoặc lên các vật phẩm phong thủy. Cuối cùng, lau lại bằng khăn khô và để khô tự nhiên.
Với vết bẩn khó như khói hương bám lâu ngày, vết băng dính,... nên xịt trực tiếp, chờ 1-2 phút để nước thơm hòa tan vết bẩn, sau đó sẽ dùng khăn để lau sạch.
Lưu ý: Sau khi dùng nước thơm, không cần lau lại bằng nước.
Bộ bao sái ban thờ làm từ các thảo liệu quý, gia chủ cẩn thận nên tới công ty phong thủy uy tín để mua được hàng chuẩn phong thủy. Ảnh Phong thủy Phùng Gia.
Khăn ướt bao sái
Lau trực tiếp ban thờ, bao sái các vật phẩm từ trong ra ngoài.
Khăn ướt bao sái có công dụng làm sạch, tẩy bỏ uế khí, dưỡng đá, vì thế gia chủ nên lau dọn ban thờ và bao sái các vật phẩm thường xuyên để việc thờ cúng được linh thiêng, các vật phẩm có công năng mạnh mẽ hơn. Không cần lau lại bằng khăn khô.
Bột tẩy uế
Dùng để tịnh sái và gia trì năng lượng vật phẩm phong thủy luôn giữ được tính linh và năng lượng dương thịnh. Ngoài ra, còn có công năng chiêu tài cát khí, kích hoạt hỉ tài, hưng vượng cho gia đạo.
Bột tẩy uế ngoài bao sái ban thờ còn có thể dùng để tẩy uế nhà cuối năm, chuyển đến nhà mới…
Khăn bao sái ban thờ cần mới và sạch. Ảnh internet.
Bước 4: Lên hương xin phép bao sái ban thờ
Đầu tiên, gia chủ lên hương xin phép gia tiên cho con cháu bao sái ban thờ. Khi hương gần tàn thì đặt bát hương trên bề mặt sạch, và bắt đầu tiến hành nghi thức bao sái ban thờ.
Bước 5: Rút chân hương
Để cố định, một tay gia chủ giữ bát hương, tay còn lại rút từng chân hương nhẹ nhàng từ ngoài vào trong theo chiều ngược kim đồng hồ.
Cứ thế, gia chủ tuần tự tỉa chân hương cho đến khi trong bát hương còn lại 3, 5, 7 hay 9 chân hương - nên là số lẻ là tốt nhất.
Chân hương đã tỉa để riêng vào tờ báo sạch và sẽ hóa sau khi nghi thức bao sái hoàn thành.
Tỉa chân hương nên để lại chân hương số lẻ. Ảnh internet.
Bước 6: Tiến hành bao sái
Tiếp theo, gia chủ tiến hành tẩy uế, làm sạch bát hương và ban thờ bằng nước thơm bao sái chuyên dụng và khăn sạch.
Bước 7: An vị lại đồ thờ cúng
An vị bát hương và các đồ thờ cúng trên ban thờ theo đúng vị trí ban đầu.
Bày hoa quả mới, lên hương kính cáo Thần linh, Gia tiên rằng đã bao sái ban thờ xong, thỉnh các vị về ngự và cầu xin sự phù trợ.
Ngọc Hà - Phùng Gia
Nguồn GĐ&XH : https://giadinh.suckhoedoisong.vn/5-ngay-dep-nhat-de-bao-sai-ban-tho-don-tet-va-7-buoc-nhat-dinh-phai-nho-khi-lam-172250113171051771.htm