5 sai lầm khi ngâm chân gây hại cho sức khỏe

5 sai lầm khi ngâm chân gây hại cho sức khỏe
7 giờ trướcBài gốc
Bàn chân được mệnh danh là “trái tim thứ 2 của con người”. Ngâm chân trong nước ấm không chỉ làm ấm cơ thể mà còn giúp dễ ngủ, giảm căng thẳng, thúc đẩy lưu thông khí huyết.
Tuy nhiên, một số thói quen ngâm chân tưởng chừng có lợi cho sức khỏe nhưng thực chất lại gây hại cho cơ thể.
5 sai lầm khi ngâm chân
Ngâm chân là một trong những phương pháp trị liệu bên ngoài của y học cổ truyền Trung Quốc. Khi ngâm chân cần tránh những sai lầm dưới đây:
1. Ngâm chân tới mức toát mồ hôi toàn thân
Y học cổ truyền Trung Quốc cho rằng, thỉnh thoảng nếu ngâm chân có đổ chút mồ hôi sẽ giúp lưu thông khí huyết tốt hơn. Tuy nhiên, nếu đổ mồ hôi toàn thân sẽ làm cơ thể suy kiệt, khí huyết hao hụt, thậm chí gây ra một số phản ứng bất lợi như sợ lạnh, sợ gió, khô miệng, rát họng, v.v.
2. Ngâm chân quá lâu
Nếu ngâm chân quá lâu, các mạch máu ở tứ chi sẽ giãn nở nhiều, lượng máu cung cấp cho cơ thể ít đi sẽ làm trầm trọng thêm các triệu chứng thiếu máu cục bộ ở chi, gây chóng mặt.
Tốt nhất việc ngâm chân chỉ giới hạn trong 20 phút.
3. Nhiệt độ nước quá nóng
Nếu bệnh nhân tiểu đường bị viêm dây thần kinh ngoại biên, suy giảm cảm giác… việc ngâm chân có thể gây bỏng, đặc biệt nếu nhiệt độ nước quá cao.
Tốt nhất nên kiểm soát nhiệt độ nước ngâm chân ở khoảng 40 độ C và không vượt quá 45 độ C. Khi người mắc bệnh tiểu đường ngâm chân, nhiệt độ phải thấp hơn một chút và bằng nhiệt độ cơ thể con người là 37 độ C.
4. Ngâm chân ngay sau khi ăn
Ngâm chân sẽ đẩy nhanh quá trình lưu thông máu, khiến các mạch máu ở chi dưới giãn ra. Ngâm chân ngay sau bữa ăn có thể làm giảm lượng máu cung cấp đến đường tiêu hóa của một số người, từ đó ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa, hấp thu.
Không nên ngâm chân trong vòng nửa giờ sau bữa ăn, tốt nhất nên làm sau 1 giờ.
5. Không lau khô chân sau khi ngâm
Một số người sau khi ngâm chân không lau khô chân mà muốn để khô tự nhiên. Điều này dễ khiến không khí ẩm, lạnh từ bàn chân xâm nhập vào cơ thể, khiến họ dễ bị cảm lạnh hơn.
Sau khi ngâm chân, bạn nên dùng khăn lau khô ngay, đồng thời thoa kem dưỡng ẩm nếu cần thiết, tốt nhất nên mang một đôi tất nếu cơ thể yếu hoặc bị ốm.
Những điều cần thiết khi cân ngâm để cải thiện sức khỏe
Có hơn 70 huyệt đạo phân bố trên bàn chân con người, việc ngâm chân sẽ giúp kích thích những kinh mạch và huyệt đạo ở chân.
Triệu Tân, phó trưởng khoa tại Bệnh viện Đông Phương thuộc Đại học Y Bắc Kinh cho biết, nếu muốn ngâm chân đạt được lợi ích tối đa, bạn cần chú ý 9 điều dưới đây:
1. Không ngâm chân trước khi tắm
Sau khi ngâm chân, các lỗ chân lông trên toàn cơ thể sẽ mở ra, nếu đi tắm ngay rất dễ bị cảm lạnh. Hơn nữa, nhiệt độ nước tắm thường thấp hơn nước ngâm chân, dễ dàng khiến cái lạnh và ẩm ướt xâm nhập vào cơ thể từ chi dưới.
2. Ngâm chân trước khi ngủ có thể không phải là điều tốt nhất
Ngâm chân từ 7 – 9h tối có thể bổ sung khí huyết. Tuy nhiên, một số người dương khí không đủ, sau khi ngâm chân có thể khiến họ trở nên hưng phấn, khó ngủ hơn.
3. Mực nước không nên dưới mắt cá chân
Không có nghiêm cầu nghiêm ngặt liên quan tới mực nước ngâm chân. Tuy nhiên, nếu quá ít nước (dưới mắt cá chân), nước nhanh nguội hơn, không đạt hiệu quả trong việc ngâm chân.
Mực nước nên ở mức mắt cá chân hoặc cao hơn một chút.
4. Ngâm chân với thảo dược
Thể chất của mỗi người khác nhau, tác dụng của thảo dược tương ứng cũng khác nhau nên tốt nhất khi ngâm chân với thảo dược cần được bác sĩ hướng dẫn.
Ví dụ, người có cơ thể lạnh có thể thêm một ít gừng khô, hoa hồng, quế…
5. Uống nước sau khi ngâm chân
Cơ thể con người sẽ mất nước khi ngâm chân. Sau khi ngâm có thể uống khoảng 200ml nước ấm, tương đương với lượng cốc nước.
6. Nên chọn chậu gỗ
Tốt nhất bạn nên chọn bồn ngâm chân bằng gỗ có diện tích đáy rộng để bàn chân có thể dễ dàng đặt vào đó. Không nên chọn bồn ngâm chân quá sâu để tránh vấn đề di chuyển.
7. Chú ý thông gió và chống trượt
Người già thường có bệnh lý tiềm ẩn, có thể thông gió trong phòng trước khi ngâm chân. Nếu cảm thấy tức ngực hoặc chóng mặt khi ngâm chân, hãy dừng lại ngay lập tức và nghỉ ngơi.
Những người có khả năng di chuyển hạn chế nên chú ý đến việc trượt và ngăn ngừa té ngã.
8. Mát-xa lòng bàn chân trước khi ngủ
Sau khi ngâm chân và lau khô, bạn nên mát-xa lòng bàn chân, đặc biệt là huyệt Dũng Tuyền. Khi thấy nhiệt độ cơ thể giảm bớt rồi mới đi ngủ.
9. Cẩn thận ngâm chân trong kỳ kinh nguyệt
Nếu trong kỳ kinh nguyệt mà bạn bị cảm lạnh, đau bụng kinh, việc ngâm chân sẽ giúp ích rất nhiều. Nếu không có cảm giác khó chịu trong thời kỳ kinh nguyệt, việc ngâm chân có thể làm tăng lượng máu chảy.
Đối tượng không nên ngâm chân
Tuy ngâm chân có rất nhiều lợi ích nhưng không thích hợp để ngâm chân khi đang mắc các bệnh cấp tính như loét, trầy da chân hoặc người mắc bệnh mãn tính.
- Người có chức năng tim kém
Nếu chức năng tim không tốt, các mạch máu ở chi dưới sẽ giãn nở sau khi ngâm chân trong nước nóng. Khi lượng máu về tim giảm, nếu bệnh nhân cũng bị hẹp động mạch vành, có thể gây ra chứng đau thắt ngực.
- Người bị giãn tĩnh mạch chân
Bệnh nhân giãn tĩnh mạch chân có chức năng tuần hoàn máu kém, việc ngâm chân có thể mang lại cảm giác thoải mái trong chốc lát nhưng sẽ làm mắt cá chân sưng tấy nặng hơn. Nếu kết hợp với chứng xơ cứng động mạch nghiêm trọng và tắc nghẽn chi dưới.
Hơn nữa, ngâm chân cũng có thể làm nặng thêm tình trạng phù nề ở chân.
- Người bị tiểu đường
Bệnh thần kinh ngoại biên do tiểu đường có thể gây suy giảm nhận thức, ngâm chân dễ gây bỏng da.
Ngoài ra, bệnh nhân tiểu đường cũng nên thận trọng khi sử dụng chăn điện và không sử dụng túi chườm nóng để tránh tổn thương da chân.
Tóm lại, việc ngâm chân có rất nhiều lợi ích nhưng bạn phải chú ý đến phương pháp, nhiệt độ nước, thời gian, mức độ đổ mồ hôi và thời điểm ngâm chân để phát huy tối đa tác dụng bảo vệ sức khỏe.
Phan Hằng (Theo Touliao)
Nguồn Người Đưa Tin : https://nguoiduatin.vn/5-sai-lam-khi-ngam-chan-gay-hai-cho-suc-khoe-20425120523520663.htm