Đậu nành
Đậu nành rất giàu protein, chất xơ, omega3, tốt cho hệ tim mạch vì không làm tăng lượng cholesterol xấu LDL trong máu, cải thiện tình trạng rối loạn mỡ máu. Sử dụng 40g đậu nành hoặc các chế phẩm từ đậu nành mỗi ngày trong vòng ít nhất 1 tháng có thể giúp lượng cholesterol giảm đến khoảng 93%, hạn chế nguy cơ đột quỵ.
Song song đó, mỗi ly sữa đậu nành còn có thể cung cấp khoảng 20mg isoflavones, ức chế sự tăng trưởng của các tế bào gây ra mảng bám trên thành động mạch, từ đó ngăn ngừa chứng xơ vữa động mạch – nguyên nhân chính dẫn đến tai biến mạch máu não và nhồi máu cơ tim.
Ngoài ra, các sản phẩm từ đậu nành như đậu phụ và natto có thể giúp bạn hấp thụ isoflavone đậu nành và cải thiện lưu thông máu.
Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)
Các loại hạt
Các loại hạt như hạt vừng, hạt hướng dương, hạt óc chó, hạt chia, là những thực phẩm quen thuộc chứa nhiều axit béo omega 3, có lợi cho sức khỏe tim mạch.
Hạt vừng chứa nhiều axit oleic (loại axit béo không bão hòa đơn) giúp làm giảm cholesterol xấu và tăng cholesterol tốt trong cơ thể. Nhờ vậy, thường xuyên ăn vừng có thể ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh động mạch vành và đột quỵ.
Rong biển
Rong biển cung cấp chất xơ và các chất dinh dưỡng giúp chống lại quá trình oxy hóa, bảo vệ các tế bào khỏi tổn thương gốc tự do. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, rong biển có thể giúp giảm huyết áp và ngăn ngừa đột quỵ
Cá
Các loại cá, đặc biệt là cá thu và cá hồi có chứa hàm lượng omega 3 cao. Omega 3 có tác dụng hỗ trợ sức khỏe não và tim tối ưu. Cá cũng chứa chất chống oxy hóa làm giảm tác hại tổn thương tế bào do gốc tự do gây ra.
Có 15 nghiên cứu thực hiện trên 400.000 người ăn cá được đăng tải trên tạp chí Stroke. Theo đó, những người thường xuyên ăn cá được theo dõi trong 30 năm, có nguy cơ đột quỵ thấp hơn 12% so với người ăn ít. Vì vậy, bạn nên ăn cá ít nhất 2 lần/1 tuần.
Nấm
Một trong những thực phẩm khác tốt cho việc phòng tránh đột quỵ chính là nấm. Loại thực phẩm này có hàm lượng kali cao, một chất giúp giảm nguy cơ bị đột quỵ.
Ngoài ra, nấm cũng có tác dụng chống viêm tự nhiên, có tính chất chống oxy hóa. Chất chống oxy hóa có thể giúp làm giảm tổn thương gây phá hủy tế bào não liên quan đến đột quỵ.
Đậu tương lên men
Thay vì ăn hạt đậu tươi, người Nhật có xu hướng lên men đậu tương, chế biến thành các món truyền thống như miso, tempeh và natto. Trong đó, natto (đậu tương lên men nguyên hạt) đứng đầu bảng mỹ thực phòng đột quỵ, nhờ lịch sử lâu đời 1.200 năm qua và nghiên cứu so sánh với 173 loại thực phẩm khác của nhà vi sinh học nổi tiếng Sumi Hiroyuki.
Natto không chứa cholesterol, sợi tơ nhớt bao quanh hạt natto giàu enzym nattokinase, có khả năng góp phần phân hủy cục máu đông. Ở Nhật, những người huyết áp cao, xơ vữa mạch máu, tiểu đường, tiền sử tai biến nhồi máu não hoặc nhồi máu cơ tim... thường ăn natto mỗi ngày. Doanh nhân làm việc áp lực cao, người xây xẩm chóng mặt, tê yếu tay chân... cũng rất chuộng món ăn này để phòng ngừa đột quỵ.
Mỗi năm, Nhật Bản tiêu thụ khoảng 50.000 tấn natto. Họ ăn natto nhiều nhất vào bữa sáng cùng với cơm, trứng gà, nước tương. JNKA - Hiệp hội Nattokinase nước này cũng khuyến cáo nên ăn 50g natto mỗi ngày hoặc bổ sung 2.000FU nattokinase từ sản phẩm dự phòng đột quỵ.
Các biện pháp phòng tránh đột quỵ khi giao mùa khác
Ngoài chế độ dinh dưỡng lành mạnh, để phòng ngừa đột quỵ khi giao mùa hiệu quả, mọi người cần chú ý những vấn đề sau:
- Thường xuyên tập thể dục nhưng không nên tập ngoài trời khi nhiệt độ xuống thấp chẳng hạn như sáng sớm hoặc đêm muộn. Nên tập thể dục cường độ vừa phải ít nhất 15 - 30 phút mỗi ngày để cải thiện tuần hoàn máu.
- Uống thuốc theo đơn của bác sĩ với người mắc bệnh nền: Nguy cơ đột quỵ khi giao mùa cao hơn ở nhóm có sẵn bệnh nền như huyết áp cao, bệnh mạch vành, xơ vữa động mạch, mỡ máu cao, rung nhĩ, tiểu đường... Việc sử dụng thuốc đúng liều theo đơn của bác sĩ giúp kiểm soát các bệnh nền này tốt hơn, từ đó giảm nguy cơ gây đột quỵ.
Ngoài ra, nhóm người này cần thăm khám sức khỏe định kỳ, theo dõi sức khỏe tại nhà bằng cách đo huyết áp, đo đường huyết... để nhanh chóng phát hiện bất thường và tới cơ sở y tế sớm.
- Quan sát các bất thường của cơ thể: Đột quỵ có thể xảy ra đột ngột, ở bất cứ thời điểm nào với các triệu chứng như:
+ Tình trạng tê hoặc yếu đột ngột ở một bên mặt, cánh tay, chân, đặc biệt là ở một bên cơ thể
+ Tình trạng nhầm lẫn, lú lẫn đột ngột hoặc khó nói, khó hiểu lời nói
+ Suy giảm thị lực đột ngột ở một hoặc cả hai bên mắt, tầm nhìn song thị
+ Gặp rắc rối đột ngột với một vài vấn đề cụ thể như di chuyển khiến bạn bị chóng mặt, mất thăng bằng, thiếu phối hợp tay chân với não bộ
+ Bị đau đầu dữ dội và đột ngột mà không rõ nguyên nhân.
Khi nhận thấy các dấu hiệu đột quỵ này, hãy nhanh chóng liên hệ cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu.
Lan Anh (Tổng hợp)