7 thảo mộc giúp giảm axit uric hiệu quả

7 thảo mộc giúp giảm axit uric hiệu quả
9 giờ trướcBài gốc
Tăng axit uric nguy hiểm như thế nào?
Axit uric hình thành khi cơ thể phân hủy purin trong thực phẩm và đồ uống. Thông thường, thận đào thải axit uric ra ngoài, nhưng khi có quá nhiều, axit uric có thể tồn tại trong máu gây tăng axit uric máu.
Axit uric dư thừa có thể hình thành tinh thể và lắng đọng trong các khớp gây ra bệnh gout với biểu hiện đau dữ dội ở các khớp vào ban đêm, đặc biệt là ngón chân cái.
Axit uric hơi cao không biểu hiện bất kỳ triệu chứng nào nhưng theo thời gian, có thể tích tụ, gây đau và gây ra các tổn thương khác trong cơ thể. Tăng axit uric máu không chỉ gây tổn thương khớp, xương, gân, dây chằng mà còn dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác như bệnh tim, đái tháo đường, huyết áp cao, bệnh thận và bệnh gan nhiễm mỡ.
Axit uric cao có thể được kiểm soát bằng một loạt các thay đổi lối sống như uống nhiều nước hơn, thực hiện một số thay đổi nhất định trong chế độ ăn uống. Ngoài ra, có thể sử dụng một số loại thảo mộc giúp giảm nồng độ axit uric tích tụ.
Tăng axit uric có thể gây ra nhiều bệnh lý khác nhau.
Các loại thảo mộc hỗ trợ giảm nồng độ axit uric
Hoa dâm bụt
Theo Đông y, dâm bụt có vị ngọt, hơi đắng, nhớt, tính bình, quy kinh thân, có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, lợi tiểu, chỉ huyết, giải độc, sát trùng.
Theo y học hiện đại, hoa dâm bụt chứa flavonoid (quercetin, kaempferol, cyanidin-3,5-diglucosid, cyanidin-3-sophorosid-3-glucosid), alcaloid I và II, vitamin (thiamin, riboflavin, acid ascorbic, beta caroten), chất nhầy... mang lại nhiều lợi ích sức khỏe.
Sử dụng hoa dâm bụt khô dưới dạng trà có thể giúp bài tiết axit uric qua nước tiểu và có thể có hiệu quả trong việc hạ thấp nồng độ axit uric trong cơ thể.Để pha trà hoa dâm bụt cần ngâm một lượng hoa vừa đủ trong nước nóng với thời gian khoảng 5 phút trước khi uống.
Bồ công anh
Bồ công anh trong Đông y gọi là hoàng hoa địa đinh, cây mũi mác. Bồ công anh cũng có thể được sử dụng dưới dạng trà vào buổi sáng để hỗ trợ đào thải axit uric dư thừa trong máu do thảo mộc này có tác dụng giống như thuốc lợi tiểu.
Cần tây
Cần tây rất giàu chất chống oxy hóa và có đặc tính chống viêm, kháng khuẩn và kháng virus giúp ngăn ngừa, giảm triệu chứng bệnh lý xương khớp. Ngoài ra, chất chống oxy hóa có trong cần tây cũng có thể giúp giảm viêm liên quan đến bệnh gout.
Gừng
Thành phần chính của gừng là gingerol, một hợp chất mạnh có đặc tính chống oxy hóa và kháng viêm, giúp ức chế các enzyme gây viêm trong cơ thể. Điều này đặc biệt quan trọng đối với người mắc bệnh gout bởi việc giảm viêm là yếu tố then chốt trong việc giảm đau, ngăn ngừa những cơn gout tái phát.
Bên cạnh đó, gừng còn chứa nhiều khoáng chất giúp giảm nồng độ axit uric trong máu, từ đó giảm thiểu nguy cơ hình thành tinh thể urat tại các khớp. Có thể sử dụng gừng dưới dạng trà gừng hoặc thêm gừng vào thực phẩm trong khi nấu để giúp giảm viêm liên quan đến bệnh gout.
Ngoài ra, gừng còn được dùng để đắp ngoài để giảm đau khớp. Cách thực hiện là dùng một thìa canh gừng nạo trong lượng nước vừa đủ và đun sôi; ngâm một miếng vải vào hỗn hợp đó rồi đắp lên khớp bị ảnh hưởng cho đến khi gừng nguội. Thực hiện trong 30 phút mỗi ngày để thấy sự cải thiện triệu chứng.
Chuối
Theo Đông y, chuối vị ngọt, tính lạnh, quả chín có công dụng nhuận tràng, nhuận phế, thanh nhiệt, giải độc. Bên cạnh đó, chuối chứa ít purine, hàm lượng fructose thấp nhưng lại nhiều chất xơ, vitamin B6, vitamin C, magie, axit folic và rất giàu kali... có tác dụng tăng cường chuyển hóa acid uric thành dạng lỏng và chuyển đến thận. Thận tiếp nhận chất lỏng một cách dễ dàng và bài tiết qua nước tiểu.
Do đó, nên ăn một quả chuối mỗi ngày để có thể giúp kiểm soát nồng độ axit uric trong máu cũng như ngăn ngừa các loại bệnh lý liên quan đến tình trạng này.
Mời bạn xem tiếp video:
6 thực phẩm không thể bỏ lỡ cho người axit uric cao | SKĐS #shorts
Lê Mỹ Giang
Nguồn SK&ĐS : https://suckhoedoisong.vn/7-thao-moc-giup-giam-axit-uric-hieu-qua-169250514103648459.htm