Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Trong nghiên cứu trên, người trưởng thành "thừa cân" là những người từ 25 tuổi trở lên có chỉ số khối cơ thể (BMI) lớn hơn hoặc bằng 25, còn "béo phì" là chỉ những người có chỉ số BMI từ 30 trở lên. Các tác giả thừa nhận rằng BMI là một thước đo không hoàn hảo có thể không nắm bắt được sự khác biệt trong cấu trúc cơ thể của toàn bộ dân số. Tuy nhiên, từ góc độ khoa học, BMI có tương quan với các thước đo khác về lượng mỡ trong cơ thể và là một công cụ thiết thực để nghiên cứu chỉ số này ở cấp độ toàn dân.
Theo đó, ngoài tỷ lệ người trưởng thành thừa cân hoặc béo phì tăng từ 50% lên 75% như đã nêu, tỷ lệ người thừa cân hoặc béo phì ngày càng trẻ hóa so với những năm trước đây. Cả hai tình trạng này đều có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, huyết áp cao, bệnh tim và suy giảm tuổi thọ.
Các tác giả nghiên cứu đã ghi nhận sự gia tăng tỷ lệ thừa cân và béo phì ở các lứa tuổi và đặc biệt đáng lo ngại ở nhóm trẻ em khi hơn 33% trong số đó đang thừa cân hoặc béo phì. Họ dự đoán nếu không có sự can thiệp tích cực, số người thừa cân và béo phì ở Mỹ sẽ tiếp tục tăng cao, lên tới gần 260 triệu người vào năm 2050.
Nhật báo New York Times đánh giá những phát hiện này có ý nghĩa sâu rộng, hữu ích đối với việc nghiên cứu chính sách chi trả chi phí khám chữa bệnh cũng như những phí tổn liên quan khi nước Mỹ đang phải đối mặt với gánh nặng ngày càng tăng về các bệnh liên quan cân nặng.
Minh Tâm (TTXVN)