Thận yếu là gì?
Bài viết trên website Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh có sự tư vấn chuyên môn của BS.CKII Nguyễn Hữu Nhật cho biết, thận yếu (bệnh thận mạn) là tình trạng 1 hoặc cả 2 quả thận không đảm bảo hoạt động tốt các chức năng chính như loại bỏ độc tố, lọc máu và thải các chất thải ra khỏi cơ thể qua nước tiểu.
Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ ai, đặc biệt người lớn tuổi (< 60 tuổi), người có tiền sử gia đình có người mắc bệnh thận, người có một số bệnh nền như tiểu tháo đường, cao huyết áp, tim mạch,… hoặc từng sử dụng thuốc giảm đau lâu dài, bao gồm cả sản phẩm không kê đơn như thuốc chống viêm không steroid (NSAID).
Thận yếu nếu không phát hiện và điều trị sớm sẽ khiến cơ thể tích tụ nhiều chất thải và gây nhiều biến chứng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh.
Thận yếu nếu không phát hiện và điều trị sớm sẽ khiến cơ thể tích tụ nhiều chất thải và gây nhiều biến chứng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh.
10 dấu hiệu thận yếu dễ nhận biết nhất
Những dấu hiệu thận yếu dễ nhận biết nhất bạn nên chú ý để phát hiện sớm và đi khám kịp thời.
Tiểu đêm nhiều lần
Báo Lao động dẫn nguồn trang Healthline cho biết, thông thường, ban đêm thận hoạt động giảm để cơ thể nghỉ ngơi, lượng nước tiểu cô đặc hơn và ít hơn. Tuy nhiên, khi thận yếu, khả năng cô đặc nước tiểu suy giảm, dẫn đến nước tiểu loãng và nhiều hơn, khiến bạn phải thức dậy đi tiểu nhiều lần.
Ngoài ra, việc sản xuất hormone chống bài niệu (ADH) giảm hiệu quả cũng góp phần làm tăng lượng nước tiểu ban đêm. Thận bị tổn thương có thể làm thất thoát protein ra nước tiểu, kéo theo nhiều nước hơn, gây tiểu đêm dù không uống nhiều nước trước khi ngủ.
Phù chân hoặc mặt vào sáng sớm
Khi thận hoạt động kém, nước và muối không được lọc thải hiệu quả, tích tụ trong mô. Trong tư thế nằm ngủ, nước dễ dồn về vùng mặt và chi dưới, khiến bạn tỉnh dậy với mí mắt sưng, mặt phù nhẹ hoặc chân nặng nề.
Thận bị tổn thương làm giảm albumin trong máu, dẫn đến dịch rò rỉ ra mô kẽ gây phù, đặc biệt ở vùng mềm như mí mắt, bàn chân. Khác với phù do tim hay gan, phù do thận thường nhẹ vào ban ngày nhưng rõ rệt vào buổi sáng. Khi ấn vào vùng phù, bạn sẽ thấy lõm xuống và hồi lại chậm.
Mất ngủ, khó ngủ, hay tỉnh giấc giữa đêm
Thận yếu khiến các chất thải như ure, creatinine, acid uric tích tụ trong máu, gây cảm giác bứt rứt, khó chịu, mệt mỏi. Điều này dẫn đến khó ngủ, ngủ không sâu giấc và hay tỉnh giấc giữa đêm.
Sự mất cân bằng khoáng chất như canxi, magie, kali cũng ảnh hưởng đến hoạt động thần kinh, gây chuột rút, tê mỏi chân tay và khó ngủ. Suy giảm hormone erythropoietin do thận yếu còn dẫn đến thiếu máu, gây mệt mỏi kéo dài và rối loạn giấc ngủ.
Thường xuyên mẩn ngứa
Báo Sức khỏe & Đời sống dẫn lời BSCKI Nguyễn Thị Thúy cho biết, do tích tụ chất thải trong máu nên da có thể bị kích thích dẫn đến tình trạng ngứa, thậm chí phát ban.
Nếu thử dùng các loại kem dưỡng mà không thấy da được phục hồi thì bạn cần nghĩ ngay đến vấn đề xuất phát từ bên trong. Khi đó, bạn hãy đi khám để được chẩn đoán chính xác nhất.
Thường xuyên bị đau lưng hoặc đau vùng ngang thắt lưng
Thận có chức năng sàng lọc và đào thải tất cả các chất độc hại cũng như tạp chất ra ngoài cơ thể bằng đường nước tiểu. Khi chức năng thận suy giảm, sẽ làm mất cân bằng điện giải trong cơ thể, gây ra tình trạng ứ dịch dẫn đến đau vùng hố thận hay đau mỏi ngang thắt lưng.
Biểu hiện thở nông, khó thở
Đó là do chất lỏng dư thừa trong cơ thể tích tụ trong hai lá phổi kèm theo tình trạng thiếu máu (sự thiếu hụt các tế bào hồng cầu vận chuyển ôxy) sinh ra chứng thở nông.
Buồn nôn và nôn
Suy thận gây ra các triệu chứng như buồn nôn và ói mửa liên tục. Nguyên nhân đó là những chất thải tích tụ trong cơ thể cần phải được đào thải ra ngoài. Khi thận bị suy, không có khả năng làm việc, tình trạng ói mửa sẽ thường xuyên xảy ra.
Hơi thở có mùi amoniac
Thận có chức năng loại bỏ các chất độc hại trong máu qua đường nước tiểu. Khi bệnh nhân bị suy thận, thận sẽ bị hư hỏng nên chúng không còn khả năng lọc các chất thải và hóa chất độc ra khỏi máu, tích tụ lâu ngày trong cơ thể, gây ảnh hưởng gần như tất cả các bộ phận của cơ thể. Hơi thở có mùi có thể xuất hiện khi bệnh suy thận làm ảnh hưởng đến hệ hô hấp.
Hạ An (Tổng hợp)