Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, trong 24 giờ qua (từ 13 giờ ngày 26/07 đến 13 giờ ngày 27/7), khu vực các tỉnh: Điện Biên, Sơn La, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Trị, TP. Huế, Quảng Ngãi và Lâm Đồng, đã có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to như: Luân Giới 148,4mm (Điện Biên); Chiềng En 161,6mm (Sơn La); Lộc Thịnh 101,6mm (Thanh Hóa); Thủy Điện Đồng Văn 70,4mm (Nghệ An); Hướng Lộc 256mm (Quảng Trị); Lưu vực Thủy điện Rào Trăng4 72,6mm (TP. Huế); Đắk Sao 78mm (Quảng Ngãi);…
Mô hình độ ẩm đất cho thấy một số khu vực thuộc các tỉnh trên đã gần bão hòa (trên 85%) hoặc đạt trạng thái bão hòa.
Lũ quét gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản.
Trong 3-6 giờ tới, khu vực các tỉnh trên tiếp tục có mưa với lượng mưa tích lũy phổ biến từ 10-30mm, có nơi trên 60mm, riêng tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh có mưa từ 20-50mm, có nơi trên 80mm.
Trong 6 giờ tới, nguy cơ xảy ra lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc tại nhiều xã/phường. Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy: Cấp 1.
Tại tỉnh Điện Biên, có 11 xã gồm: Mường Luân, Tìa Dình, Mường Pồn, Na Sang, Chiềng Sinh, Mường Chà, Mường Mùn, Mường Nhà, Nà Tấu, Núa Ngam, Pú Nhung và Tuần Giáo.
Tỉnh Sơn La có 21 xã/phường chịu ảnh hưởng, gồm: Bó Sinh, Huổi Một, Nậm Ty, Bình Thuận, Co Mạ, Mường Lèo, Phiêng Cằm, Quỳnh Nhai, Song Khủa, Sông Mã, Tạ Khoa, Tô Múa, Yên Châu, Chiềng Sơ, Đoàn Kết, Mường É, Mường Lầm, Mường Lạn, Nậm Lầu, phường Chiềng Cơi, Púng Bánh, Sốp Cộp và Xím Vàng.
Tỉnh Thanh Hóa có 12 điểm bao gồm: Ngọc Liên, Cẩm Vân, Đồng Lương, Mậu Lâm, Mường Lý, Như Thanh, Thiên Phủ, Văn Nho, Văn Phú, Vạn Xuân, Yên Phú và Yên Thọ.
Tỉnh Nghệ An có 5 xã: Châu Hồng, Châu Lộc, Quỳ Châu, Thông Thụ và Tiền Phong.
Tỉnh Quảng Trị có 12 xã: A Dơi, Đakrông, Khe Sanh, Lao Bảo, Lìa, Tà Rụt, Tân Lập, Hướng Phùng, La Lay, Ba Lòng, Hướng Hiệp và Hướng Lập.
TP. Huế có 11 xã/phường nằm trong khu vực có nguy cơ sạt lở gồm: A Lưới 1 đến A Lưới 5, Hưng Lộc, Khe Tre, Lộc An, Long Quảng, Nam Đông và phường Phong Điền.
TP. Đà Nẵng có 35 địa danh gồm: Avương, Bến Giằng, Bến Hiên, Đắc Pring, Đại Lộc, Đông Giang, Hà Nha, Hiệp Đức, Hòa Tiến, Hòa Vang, Hùng Sơn, Khâm Đức, La Dêê, La Êê, Nam Giang, Nam Trà My, Nông Sơn, phường Hải Vân, Phú Thuận, Phước Chánh, Phước Hiệp, Phước Năng, Phước Thành, Phước Trà, Quế Phước, Sông Kôn, Sông Vàng, Tây Giang, Thạnh Mỹ, Thu Bồn, Thượng Đức, Trà Leng, Trà Linh, Trà Tập và Vu Gia.
Tỉnh Quảng Ngãi có 11 địa danh được liệt kê, chủ yếu thuộc khu vực miền núi, gồm: Đăk Sao, Tu Mơ Rông, Đăk Môn, Đăk Pék, Đăk PLô, Dục Nông, Kon Đào, Măng Ri, Ngọc Linh, Ngọk Tụ và Xốp.
Tỉnh Lâm Đồng có 28 xã/phường nằm trong vùng có nguy cơ sạt lở cao, bao gồm: Bắc Ruộng, Bảo Lâm 1 đến Bảo Lâm 4, Cát Tiên, Cát Tiên 3, Đạ Huoai, Đạ Huoai 2 và 3, Đạ Tẻh, Đạ Tẻh 2 và 3, Đam Rông 4, Đức Linh, Hòa Bắc, Hòa Ninh, Hoài Đức, Nam Thành, Nghị Đức, phường 1 đến phường 3 Bảo Lộc, phường B'Lao, Quảng Tân, Quảng Tín, Tánh Linh và Trà Tân.
Cảnh báo tác động của lũ quét, sạt lở, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy: Lũ quét, sạt lở đất có thể gây tác động rất xấu đến môi trường, uy hiếp tính mạng của người dân; gây tắc nghẽn giao thông cục bộ, làm ảnh hưởng tới quá trình di chuyển của các phương tiện; phá hủy các công trình dân sinh, kinh tế gây thiệt hại cho các hoạt động sản xuất, hoạt động kinh tế - xã hội.
Kiến nghị các cơ quan chức năng tại địa phương lưu ý rà soát các điểm nghẽn dòng, các vị trí xung yếu trên địa bàn để có biện pháp phòng tránh, ứng phó.
Tô Hội