Ung thư vú là tình trạng bệnh lý do tế bào tuyến vú phát triển không kiểm soát được, tạo ra các khối u ác tính, có khả năng xâm lấn xung quanh và di căn xa. Bình thường, các tế bào tuyến vú được sinh ra và mất đi theo một chu trình đã được lập từ trước. Cơ chế này giúp số lượng tế bào tuyến vú được sinh ra với số lượng vừa đủ, cân bằng giữa số lượng tế bào sinh ra và tế bào chết đi. Ảnh minh họa
Ung thư vú nếu được phát hiện, điều trị kịp thời sẽ cải thiện đáng kể chất lượng sống cho người bệnh, tránh các hệ lụy đáng tiếc. Ảnh minh họa
Dưới đây là những nhóm người dễ mắc căn bệnh này:
Tiền sử gia đình: phụ nữ có mẹ, con gái, chị/em gái bị ung thư vú, có đột biến gen BRCA1 và BRCA2.
Phụ nữ mang thai muộn (trên 30 tuổi), không mang thai, không cho con bú. Ảnh minh họa
Phụ nữ dậy thì sớm (trước 12 tuổi) và mãn kinh muộn (sau 55 tuổi) cũng có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú cao. Nguyên nhân là do những phụ nữ này chịu tác động lâu dài của hormone Estrogen và Progesterone. Ảnh minh họa
Phụ nữ có tiền sử chiếu xạ vào vùng ngực.
Lối sống và sinh hoạt không khoa học: Chế độ ăn uống nhiều calo, cơ thể lười vận động sẽ làm lượng mỡ thừa trong cơ thể tăng cao dẫn đến béo phì và làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú. Ngoài ra, hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia, căng thẳng kéo dài cũng dễ dẫn đến ung thư vú. Ảnh minh họa
Phụ nữ có tiền sử bị ung thư trước đó: đã bị ung thư một bên vú, ung thư buồng trứng, nội mạc tử cung, đại tràng… Ảnh minh họa
Thường xuyên uống thuốc tránh thai: Mặc dù thuốc ngừa thai có thể làm giảm nguy cơ ung thư buồng trứng và ung thư tử cung, nhưng chúng cũng có nhiều tác dụng phụ. Một trong số đó chính là làm tăng nguy cơ phát triển ung thư vú. Vì vậy nếu bạn đang thường xuyên dùng thuốc tránh thai thì bạn nên nói chuyện với bác sĩ để biết loại thuốc nào uống an toàn, loại thuốc nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Ảnh minh họa
Vân Giang (Tổng hợp)