Ấn Độ đã hoàn tất thỏa thuận mang tính bước ngoặt trị giá 7,5 tỷ đô la với Pháp, mua 26 chiếc tiêm kích đa năng Rafale Marine [bản hải quân] cho hải quân nước này, đánh dấu một gói thỏa thuận quốc phòng lớn nhất từ trước đến nay giữa hai quốc gia. Ảnh: @SP's Naval Forces.
Được ký kết tại New Delhi, hợp đồng này nhằm mục đích tăng cường sức mạnh không quân trên biển của Ấn Độ, bằng cách trang bị cho các tàu sân bay INS Vikrant và INS Vikramaditya các máy bay chiến đấu đa năng tiên tiến để chống lại các mối đe dọa ngày càng gia tăng trong khu vực, đặc biệt là từ sự hiện diện ngày càng mở rộng của hải quân Trung Quốc ở Ấn Độ Dương. Ảnh: @Meta-Defense.fr.
Tuy nhiên, mức giá ngất ngưởng của thỏa thuận này, khoảng 288 triệu đô la cho mỗi chiếc Rafale - đã làm dấy lên cuộc tranh luận về tính hiệu quả về mặt chi phí, khi đầu tư vào nền tảng máy bay thế hệ thứ tư, khi các lựa chọn thay thế máy bay thế hệ thứ năm như F-35C do Mỹ sản xuất với chi phí tương đương hoặc thấp hơn. Ảnh: @Quwa.
Thỏa thuận bao gồm 22 máy bay phản lực một chỗ ngồi được tối ưu hóa để triển khai trên tàu sân bay của Ấn Độ và 4 biến thể hai chỗ ngồi được giới hạn cho các hoạt động trên đất liền. Ảnh: @Defence Research and Studies.
Gói này cũng bao gồm vũ khí, thiết bị mô phỏng, đào tạo phi hành đoàn và chương trình hỗ trợ hậu cần dựa trên hiệu suất kéo dài 5 năm, cùng với chuyển giao công nghệ để hỗ trợ Ấn Độ thúc đẩy khả năng tự lực về quốc phòng. Ảnh: @The Hindu.
Theo Bộ Quốc phòng Ấn Độ, việc giao hàng dự kiến sẽ bắt đầu vào giữa năm 2028, với toàn bộ đơn hàng sẽ hoàn thành vào năm 2030. Thỏa thuận này diễn ra sau hợp đồng 36 máy bay phản lực Rafale cho Không quân Ấn Độ năm 2016 có trị giá gần 8 tỷ đô la, nhấn mạnh sự phụ thuộc ngày càng sâu sắc của Ấn Độ vào phần cứng quân sự của Pháp. Ảnh: @EurAsian Times.
Được biết, Rafale M, một biến thể hải quân của máy bay chiến đấu Rafale do Dassault Aviation của Pháp phát triển, được thiết kế dành riêng cho các hoạt động trên tàu sân bay. Ảnh: @Military Review.
Quyết định mua Rafale M của Ấn Độ xuất phát từ nhu cầu cấp thiết phải hiện đại hóa năng lực hàng không hải quân. Ảnh: @World Defence News.
Bởi Hải quân Ấn Độ hiện đang vận hành một đội bay gồm 40 máy bay phản lực MiG-29K do Nga sản xuất, được đưa vào sử dụng từ năm 2009 đến năm 2014 với chi phí 2 tỷ đô la. Những máy bay này, được triển khai trên tàu sân bay INS Vikrant và INS Vikramaditya, đã gặp phải tình trạng bảo dưỡng kém, sự cố kỹ thuật và gián đoạn chuỗi cung ứng do cuộc chiến đang diễn ra của Nga tại Ukraine. Ảnh: @The National Interest.
Rafale M, được lựa chọn thay vì F/A-18 Super Hornet do Mỹ sản xuất, do Rafale M có điểm chung về mặt hậu cần với phi đội Rafale của Không quân Ấn Độ, giúp đơn giản hóa các yêu cầu bảo trì và dự phòng. Ảnh: @Wikipedia.
Rafale M là máy bay chiến đấu đa năng thế hệ 4.5 mạnh mẽ, có khả năng chiếm ưu thế trên không, tấn công chính xác, nhiệm vụ chống tàu và trinh sát. Ảnh: @The Economic Times.
Được trang bị hai động cơ Safran M88-2, máy bay phản lực này đạt tốc độ tối đa Mach 1.8 (tức hơn 2.200 km/h) và phạm vi chiến đấu vượt quá 1.850 km với bình nhiên liệu ngoài. Ảnh: @Aeroflap.
Bộ phận hạ cánh được gia cố, cánh gấp và móc đuôi cho phép hoạt động trên các tàu sân bay trang bị Hệ thống cất cánh đường băng ngắn có móc hãm đà (STOBAR) như tàu sân bay INS Vikrant. Ảnh: @Swarajya.
Radar mảng quét điện tử chủ động (AESA) của máy bay phản lực Rafale M giúp tăng cường khả năng phát hiện và theo dõi, trong khi bộ tác chiến điện tử Spectra cung cấp khả năng phòng thủ mạnh mẽ chống lại các mối đe dọa tên lửa. Ảnh: @Swarajya.
Rafale M mang theo vũ khí tiên tiến, bao gồm tên lửa không đối không Meteor có tầm bắn 120-150 km, tên lửa chống hạm Exocet AM39 và tên lửa hành trình SCALP để tấn công chính xác vào mặt đất. Ảnh: @Swarajya.
Tuy nhiên, giá của thỏa thuận là điểm đáng chú ý. Với giá 288 triệu đô la cho mỗi máy bay, Rafale M là một trong những máy bay chiến đấu đắt nhất từng được xuất khẩu, vượt qua chi phí của nhiều nền tảng máy bay thế hệ thứ năm. Ảnh: @Air Data News.
Để so sánh, máy bay F-35C của Hải quân Mỹ, một máy bay chiến đấu tàng hình hoạt động trên tàu sân bay, có giá cơ bản khoảng 120-150 triệu đô la, mặc dù các biến thể được trang bị đầy đủ có thể lên tới 200-250 triệu đô la. Ảnh: @Wikipedia.
Còn Boeing F/A-18 Super Hornet, đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Rafale M trong các cuộc thử nghiệm của Ấn Độ, có giá khoảng 70-100 triệu đô la một chiếc, trong khi Su-35 của Nga, máy bay chiến đấu thế hệ 4.5 trên đất liền, có giá khoảng 85 triệu đô la. Ảnh: @Wikipedia.
Chi phí cao của Rafale M không chỉ bao gồm giá trị riêng của máy bay, mà còn đi kèm gói toàn diện bao gồm vũ khí, phụ tùng, đào tạo và cơ sở hạ tầng. Ảnh: @Naval News.
Ngoài ra, thỏa thuận mới với Ấn Độ còn quy định chuyển giao công nghệ, bao gồm việc thành lập cơ sở sản xuất thân máy bay Rafale và các trung tâm bảo dưỡng, sửa chữa và đại trùng tu động cơ, cảm biến và vũ khí, làm tăng thêm tổng chi phí. Ảnh: @The New Indian.
Có thể thấy, vai trò của Pháp trong thỏa thuận này vượt ra ngoài phạm vi thương mại, phản ánh sự liên kết địa chính trị rộng lớn hơn. Thỏa thuận này dựa trên nhiều thập kỷ hợp tác quốc phòng, từ việc Ấn Độ mua máy bay phản lực Mirage 2000 vào những năm 1980 cho đến tàu ngầm lớp Scorpene được đặt hàng vào năm 2005. Ảnh: @Wikipedia.
Tính toán chiến lược của Ấn Độ được thúc đẩy bởi động lực an ninh khu vực, đặc biệt là sự quyết đoán ngày càng tăng của hải quân Trung Quốc. Trung Quốc vận hành ba tàu sân bay gồm Liêu Ninh, Sơn Đông và Phúc Kiến tiên tiến, với kế hoạch sẽ mở rộng hơn nữa. Máy bay chiến đấu J-15 trên tàu sân bay của nước này, mặc dù không có khả năng tàng hình, nhưng có gần 60 chiếc. Trung Quốc cũng bổ sung thêm máy bay phản lực J-11 thế hệ thứ tư. Ảnh: @Britannica.
Căn cứ quân sự của Bắc Kinh tại Djibouti và các cơ sở hậu cần tại Pakistan giúp tăng cường phạm vi hoạt động của Trung Quốc tại Ấn Độ Dương, thúc đẩy Ấn Độ buộc phải tăng cường khả năng răn đe trên biển. Ảnh: @Naval News.
Thiên Đăng