Vào ngày 16 tháng 11 năm 2024, Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng (DRDO) Ấn Độ đã tiến hành một cuộc thử nghiệm đối với tên lửa siêu thanh nội địa với tên gọi LRAShM (Tên lửa chống hạm tầm xa).
Lần đầu tiên Ấn Độ thử nghiệm một vũ khí như vậy vào ngày 6 tháng 10 năm 2023, cùng lúc đó, khu vực có bán kính khoảng 2.000 km đã được bảo vệ nhằm tiến hành vụ phóng, cổng thông tin Naval News cho biết.
Cần lưu ý rằng Ấn Độ, trong khuôn khổ dự án LRAShM, thực sự muốn tạo ra cả một dòng tên lửa siêu thanh có thể tấn công không chỉ các mục tiêu trên biển mà còn cả đối tượng trên bộ, đồng thời có thể triển khai từ cả tàu mặt nước và bệ phóng trên bờ.
Đồng thời các đặc điểm gần đúng sau đây của Dự án LRAShM đã được công bố: trọng lượng phóng 20 tấn, chiều dài và chiều rộng thân tên lửa lần lượt là 14 mét và 1,4 mét.
Tên lửa siêu thanh của Ấn Độ còn được cho là sử dụng đầu đạn dạng tàu lượn siêu vượt âm, có khả năng cơ động linh hoạt ở giai đoạn cuối. Sự xuất hiện của tên lửa này lần đầu tiên được công bố chính thức là vào ngày 16 tháng 11 năm 2024.
Vụ thử nghiệm tên lửa siêu thanh LRAShM của Ấn Độ, ngày 18 tháng 11 năm 2024.
Trong câu chuyện này, chúng ta cần nhắc lại việc trước đó Ấn Độ mong muốn tạo ra một tên lửa siêu thanh mang tên BrahMos II, và nhìn từ bên ngoài, nó trông giống như một bản sao từ loại 3M22 Zircon của Nga.
Nhưng cuối cùng công việc của ngành công nghiệp quốc phòng Ấn Độ về vũ khí siêu thanh đã đi theo một hướng khác, thay vì sao chép thiết kế của Nga, các kỹ sư của New Delhi đã quyết định tạo ra sản phẩm của riêng họ.
Rất có thể con đường độc lập phát triển được Ấn Độ đánh giá là hợp lý hơn, kể cả về chi phí tài nguyên và hiệu quả mong đợi của việc đưa một loại vũ khí như vậy vào thành phần chiến đấu.
Ấn Độ thử nghiệm tên lửa đạn đạo chiến thuật thế hệ mới có tên Pralay.