An Giang định hướng phát triển kinh tế xã hội bằng các giải pháp đột phá

An Giang định hướng phát triển kinh tế xã hội bằng các giải pháp đột phá
8 giờ trướcBài gốc
Hôịthảo được xem là sự kiện quan trọng nhằm tập hợp trí tuệ, ý kiến đóng góp củacác nhà khoa học, chuyên gia, lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương và địa phương đểhoàn thiện định hướng phát triển An Giang trong giai đoạn mới.
Quang cảnh hội thảo
Phátbiểu khai mạc, Bí thư Tỉnh ủy An Giang Nguyễn Tiến Hảinhấn mạnh: An Giang đang đứng trước một cơ hội lịch sử để phát huy tối đa lơịthế đặc thù, từng bước khẳng định vai trò là trung tâm kinh tế biển mạnh của quốcgia và trở thành vùng kinh tế năng động hàng đầu vùng Tây Nam Bộ.
Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan cùng lãnh đạo địa phương, các chuyên gia, nhà khoa học thảo luận
An Giang có lợi thế phát triển đangành, đặc biệt là các lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, kinh tế biển, kinh tếbiên mậu, logistics, du lịch văn hóa – sinh thái và các mô hình đô thị thôngminh.
Bí thư Tỉnh ủy An Giang Nguyễn Tiến Hải phát biểu chỉ đạo
Mục tiêu đặt ra là đến năm 2030, An Giang sẽ là tỉnh phát triển khá trong nhóm đâùcả nước, đồng thời giữ vai trò trung tâm kinh tế biển mạnh của quốc gia. Đặckhu Phú Quốc sẽ được đầu tư, phát triển để vươn tầm quốc tế, trở thành động lựckinh tế biển, trung tâm du lịch, thương mại dịch vụ cao cấp. Thành phố Rạch Giásẽ phát triển thành trung tâm chính trị, hành chính, thương mại – dịch vụ tổnghợp. Cùng với đó, vùng tứ giác Long Xuyên – Châu Đốc – Rạch Giá – Hà Tiên sẽ làđầu tàu phát triển công nghiệp, logistics, du lịch văn hóa, du lịch sinh thái,đồng thời là trung tâm nghiên cứu giống, sản xuất nông nghiệp, thủy sản, dượcliệu công nghệ cao, thúc đẩy kinh tế biên mậu gắn với hợp tác thương mại vơíCampuchia.
Đểhiện thực hóa mục tiêu này, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Tiến Hải đề nghị các đại biêủtập trung thảo luận, đóng góp sâu về các nhóm vấn đề then chốt như: xác định nhữngnhiệm vụ trọng tâm, khâu đột phá chiến lược; xây dựng quy hoạch tổng thể đảm bảophát triển nhanh, hài hòa, bền vững; khai thác đồng bộ tiềm năng kinh tế biển,kinh tế biên mậu và kinh tế nội địa; phát triển Phú Quốc thành đặc khu tầm cỡquốc tế; củng cố cơ chế vận hành chính quyền 2 cấp hiện đại, hiệu lực, hiệu quả;bảo đảm an ninh sinh kế, phát triển bền vững môi trường; bảo tồn và phát huycác giá trị văn hóa; đảm bảo quốc phòng, an ninh biên giới quốc gia; phát huy sứcmạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, nhất là cộng đồng đồng bào dân tộc thiểu số vàtôn giáo.
Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan phát biểu
Cácchuyên gia, nhà khoa học đã đưa ra nhiều kiến nghị thiết thực: đẩy mạnh pháttriển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn; sử dụng hiệu quả tài nguyên,bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu; củng cố thế trận quốc phòng– an ninh; chủ động hội nhập quốc tế sâu rộng; xây dựng hệ thống chính trịtrong sạch, vững mạnh; nâng cao chất lượng đời sống nhân dân, bảo đảm an sinhxã hội.
Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan đã có nhiều ý kiến gợi mở đáng suy ngẫmvề chiến lược tái cơ cấu nông nghiệp An Giang trong giai đoạn mới. Ông cho rằngAn Giang sở hữu vùng đất đa dạng sinh thái, giàu tiềm năng: rừng tràm, đồnglúa, núi thiêng, sông lớn, biển Tây, kênh Vĩnh Tế, biên giới giáp Campuchia,các cánh đồng tôm – lúa luân canh, làng nghề, lễ hội đặc sắc… tạo nên bản sắcriêng biệt.
Phó Chủ tịch Quốc hội đề xuất tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng hệ sinh thái đa tầng, đa lĩnh vực, gắnphát triển với kinh tế xanh, công nghệ cao và trí tuệ nhân tạo, hướng đến tôiứu hóa giá trị trên từng đơn vị diện tích. Đồng thời, ông gợi mở sáng kiến khuyếnkhích mỗi xã, phường có “một sáng kiến chuyển đổi” để chủ động đổi mới sáng tạo,ứng dụng chuyển đổi số, nâng cao năng lực quản trị cơ sở.
Đại biểu chụp hình lưu niệm tại Hội thảo
Hướngtới APEC 2027, Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan cũng đề xuất An Giang cần đầu tư một “dự án mềm” mangtên “Ấn tượng Nông nghiệp An Giang”. Mục tiêu là quảng bá những sản phẩm nông sảnchất lượng cao, an toàn, mang thương hiệu địa phương ra thế giới – từ hạt gạophát thải thấp trong Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, sản phẩm thủy sản kiểmsoát chặt quy trình môi trường nước, đến các sản phẩm phụ phẩm nông nghiệp táichế, thân thiện môi trường. Qua đó, lan tỏa thông điệp về một nền nông nghiệp bềnvững, trách nhiệm, sáng tạo và gắn với tri thức bản địa.
Khánh Thùy
Nguồn Pháp Luật VN : https://baophapluat.vn/an-giang-dinh-huong-phat-trien-kinh-te-xa-hoi-bang-cac-giai-phap-dot-pha.html