Angimex bị 3 ngân hàng phong tỏa tài sản; thêm 2 nhà phát hành khất nợ trái phiếu

Angimex bị 3 ngân hàng phong tỏa tài sản; thêm 2 nhà phát hành khất nợ trái phiếu
9 ngày trướcBài gốc
Theo thông báo của CTCP Xuất nhập khẩu An Giang (Agimex), tại khoản ngân hàng của công ty này tại 3 ngân hàng BIDV, Vietcombank và VietinBank (mở tại chi nhánh An Giang) đã bị phong tỏa theo yêu cầu của cơ quan thi hành án dân sự địa phương. Thời gian qua, Angimex tích cực bán tài sản, thoái vốn tại các công ty liên kết để giải quyết các khoản nợ, bao gồm cả nợ trái phiếu.
Ngoài Angimex, Hoàng Anh Gia Lai và Năng lượng Hoàng Sơn 2 cũng vừa công bố thông tin chậm trả gốc, lãi cho các lô trái phiếu đến hạn.
Cụ thể, theo thông báo bất thường vừa được công bố trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, CTCP Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) vừa công bố chậm thanh toán khoản lãi hơn 118 tỷ đồng của lô trái phiếu HAGLBOND16.26 do chưa thu xếp được nguồn vốn (thời hạn thanh toán là cuối tháng 3/2025). HAGL thông báo sẽ gia hạn khoản lãi này đến thời điểm đáo hạn trái phiếu.
Lô trái phiếu HAGLBOND16.26 được phát hành vào ngày 30/6/2016, kỳ hạn 10 năm, với tổng giá trị 6.596 tỷ đồng. Đây là trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, có tài sản đảm bảo. Lãi suất phát hành là 9,7%/năm, trả lãi định kỳ 3 tháng/lần, sau đó áp dụng lãi suất thả nổi. Trái chủ duy nhất là Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (HoSE: BID). Mục đích phát hành nhằm bổ sung vốn cho các dự án đầu tư và tái cơ cấu nợ vay của công ty.
Tính đến thời điểm hiện tại, dư nợ gốc còn lại của lô trái phiếu là 3.105 tỷ đồng.
Năm 2024, HAGL ghi nhận lợi nhuận sau thuế đạt 1.060 tỷ đồng, giảm 41% so với năm trước. Tại thời điểm 31/12/2024, nợ ngắn hạn của công ty đã vượt quá tài sản ngắn hạn hơn 2.687 tỷ đồng, làm dấy lên nghi ngờ về khả năng hoạt động liên tục.
Công ty cổ phần Đầu tư năng lượng hoàng Sơn 2 cũng vừa tiếp tục thông báo chậm trả gốc, lãi gần 400 tỷ đồng cho lô trái phiếu HS2.H.20.23.001 đến hạn thanh toán ngày 25/3.
Trước đó, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) nhận được thông báo của CTCP Chứng khoán Tân Việt (TVSI) về CTCP Đầu tư Năng lượng Hoàng Sơn chậm thanh toán lô trái phiếu trên.
Thời điểm mới phát hành, lô trái phiếu có kỳ hạn là năm 2023, nhưng tới giữa năm 2024, doanh nghiệp đã đàm phán với trái chủ để gia hạn lô trái phiếu thêm 2 năm, dời ngày đáo hạn sang năm 2025.
TVSI cho biết, vào ngày 25/3, công ty đã nhận được từ mỗi tổ chức phát hành số tiền tương ứng 10% gốc trái phiếu tính theo giá trị phát hành ban đầu, cùng với phần lãi phát sinh trên 10% gốc này.
TVSI cũng đã tiến hành thanh toán số tiền nhận được cho các trái chủ trong cùng ngày. Nhưng trên thực tế, số tiền này được xác định là không đủ so với nghĩa vụ thanh toán theo các nghị quyết của người sở hữu trái phiếu đã được thông qua trước đó.
Do đó, TVSI đã chính thức gửi thông báo về sự kiện vi phạm đến Năng lượng Hoàng Sơn 2, đồng thời yêu cầu các công ty này phải thực hiện mua lại bắt buộc toàn bộ các lô trái phiếu này trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được công văn.
Theo tổng hợp của VIS Rating, trong quý I/2025, có 3 đợt chậm trả lãi trái phiếu mới từ 3 tổ chức phát hành lần đầu ghi nhận chậm trả, đến từ Công ty Xi măng Long Thành, Tập đoàn R&H và Công ty Xây dựng Tracodi.
Tính tới cuối quý I/2025, tổng dư nợ trái phiếu doanh nghiệp trên thị trường là 1,262 triệu tỷ đồng, tăng 4,9% so với cùng kỳ. Ngân hàng chiếm 41,7% và bất động sản nhà ở chiếm 30,3% tổng giá trị trái phiếu đang lưu hành.
Tỷ lệ chậm trả toàn thị trường vẫn ổn định ở mức 14,6% vào cuối tháng 3/2025 do chưa có sự biến động lớn.
Có 7/22 trái phiếu đáo hạn vào tháng 4/2025 được đánh giá có hồ sơ tín dụng yếu, trong đó 3 trái phiếu đã chậm trả lãi.
Trong quý I/2025, 17 tổ chức phát hành đã thanh toán một phần/hoặc toàn bộ dư nợ gốc chậm trả 8.081 tỷ đồng (tăng 83% so với cùng kỳ.
Các đơn vị có giá trị thanh toán lớn nhất bao gồm Công ty Tập đoàn đầu tư địa ốc No Va, Công ty cổ phần Công nghiệp Năng lượng Ninh Thuận và Saigon Glory. Tỷ lệ thu hồi nợ gốc chậm trả tăng 2,7% từ cuối năm 2024 lên mức 28,2% cuối quý I/2025.
Tính tới cuối quý I/2025, tổng dư nợ trái phiếu doanh nghiệp trên thị trường là 1,262 triệu tỷ đồng, tăng 4,9% so với cùng kỳ. Ngân hàng chiếm 41,7% và bất động sản nhà ở chiếm 30,3% tổng giá trị trái phiếu đang lưu hành.
Tỷ lệ chậm trả toàn thị trường vẫn ổn định ở mức 14,6% vào cuối tháng 3/2025 do chưa có sự biến động lớn.
Có 7/22 trái phiếu đáo hạn vào tháng 4/2025 được đánh giá có hồ sơ tín dụng yếu, trong đó 3 trái phiếu đã chậm trả lãi.
Trong quý I/2025, 17 tổ chức phát hành đã thanh toán một phần/hoặc toàn bộ dư nợ gốc chậm trả 8.081 tỷ đồng (tăng 83% so với cùng kỳ.
Các đơn vị có giá trị thanh toán lớn nhất bao gồm Công ty Tập đoàn đầu tư địa ốc No Va, Công ty cổ phần Công nghiệp Năng lượng Ninh Thuận và Saigon Glory. Tỷ lệ thu hồi nợ gốc chậm trả tăng 2,7% từ cuối năm 2024 lên mức 28,2% cuối quý I/2025.
T.L
Nguồn Đầu Tư : https://baodautu.vn/angimex-bi-3-ngan-hang-phong-toa-tai-san-them-2-nha-phat-hanh-khat-no-trai-phieu-d264462.html