Bài tập cho người bệnh tăng huyết áp thứ phát

Bài tập cho người bệnh tăng huyết áp thứ phát
5 giờ trướcBài gốc
1. Cách tập không gây hại cho bệnh nhân tăng huyết áp thứ phát
Hoạt động thể chất có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như kiểm soát cân nặng, tăng cường sức khỏe tim mạch và giảm căng thẳng… từ đó, tác động gián tiếp đến kiểm soát huyết áp.
Luôn bắt đầu từ từ, tập với cường độ thấp và tăng dần theo thời gian. Các động tác yoga nên tập luyện theo sự hướng dẫn của giáo viên có kinh nghiệm để đảm bảo an toàn.
NỘI DUNG:::
1. Cách tập không gây hại cho bệnh nhân tăng huyết áp thứ phát
2. Đang ốm có nên tập không?
Lựa chọn bài tập phù hợp với khả năng và sở thích của mình giúp người tập kiên trì trong thời gian dài.
4. Những bài tập tốt cho người bệnh tăng huyết áp thứ phát
Nếu thấy chóng mặt, đau đầu, buồn nôn hoặc bất kỳ triệu chứng bất thường nào khác, hãy dừng tập ngay lập tức.
Tránh tập các động tác có cường độ cao, đột ngột, hoặc gây căng thẳng cho tim và mạch máu như chạy nước rút, cử tạ, các môn thể thao mạo hiểm và có tính đối kháng cao, các động tác dưỡng sinh dồn một lượng lớn máu lên não như cái cày, trồng chuối. Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi bắt đầu tập luyện bất kỳ môn thể dục thể thao nào.
Việc tập luyện luôn phải đi đôi với chế độ ăn, chế độ sinh hoạt hợp lý theo hướng dẫn của bác sĩ.
2. Đang ốm có nên tập không?
Nhiều khiến nhiều người cho rằng tập luyện thể dục thể thao thường xuyên chỉ phù hợp với những người khỏe mạnh, còn người tăng huyết áp thứ phát không nên tập thể dục thường xuyên. Trên thực tế luyện tập thể dục rất cần trong cuộc sống. Người mắc tăng huyết áp thứ phát vẫn nên tập thể dục và chơi thể thao mỗi ngày.
Bởi lẽ, những bài tập thể dục sẽ giúp lưu thông máu, đàn hồi và dẻo dai, tim mạch khỏe mạnh. Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao cũng giúp ổn định huyết áp, huyết áp lưu thông. Vì vậy, người tăng huyết áp thứ phát cần tập luyện đều đặn, thường xuyên hơn người bình thường.
Cần chú ý, người mắc bệnh tăng huyết áp thứ phát nên lựa chọn những bài tập phù hợp với thể trạng của mình. Tùy vào thể chất của mỗi người mà có những phương pháp tập khác nhau. Trước khi luyện tập môn thể thao nào rất cần sự tư vấn của các bác sĩ để tránh làm bệnh chuyển biến xấu.
Lựa chọn bài tập phù hợp với khả năng và sở thích của mình giúp người tập kiên trì trong thời gian dài.
3. Thời điểm tập tốt trong ngày
Thời điểm tập tốt nhất nên là vào buổi sáng khi nhiệt độ cơ thể ở mức ổn định. Việc tập luyện vào buổi sáng sớm giúp cơ thể sản sinh ra các hormone endorphin, có tác dụng cải thiện tâm trạng, giảm căng thẳng và mệt mỏi để người tập bắt đầu một ngày mới với tinh thần sảng khoái và tràn đầy năng lượng. Không nên tập quá gần giờ đi ngủ vì có thể gây ra khó ngủ.
Không tập khi cơ thể đang mệt mỏi, đói bụng hoặc sau khi ăn no.
Khi cơ thể mệt mỏi, khả năng tập trung và sức mạnh cơ bắp có thể giảm đi. Tập thể dục khi cơ thể đang mệt mỏi tăng nguy cơ chấn thương và không tận dụng tối đa lợi ích của bài tập.
Nếu tập thể dục khi bụng đói, người tập có thể gặp vấn đề về năng lượng. Cơ thể cần nhiên liệu để hoạt động hiệu quả và tập luyện khi đói có thể làm giảm hiệu suất và tạo cảm giác mệt mỏi nhanh chóng.
Đi bộ là môn thể thao có tác dụng hạ huyết áp.
Sau khi ăn, máu được tập trung đưa đến dạ dày và ruột, giúp cho quá trình tiêu hóa thức ăn. Tập thể dục ngay sau khi ăn no có thể làm cho dạ dày bị co thắt, gây cảm giác khó chịu hoặc buồn nôn.
Việc tập luyện thể lực tốt nhất nên được thực hiện ít nhất 1 - 2 giờ sau bữa ăn. Hãy đảm bảo cơ thể đang ở trong tình trạng năng lượng tốt. Nếu cảm thấy mệt mỏi hoặc đói bụng, hãy nghỉ ngơi và cân nhắc tập luyện sau khi cơ thể đã phục hồi và được cung cấp đủ năng lượng.
4. Những bài tập tốt cho người bệnh tăng huyết áp thứ phát
Tập luyện thể dục thể thao phù hợp là một trong những phương pháp điều trị hữu hiệu không cần dùng thuốc. Nguyên lý của phương pháp này là giúp điều hòa lượng cholesterol máu, kiềm chế xơ vữa động mạch, làm giãn và tăng tính đàn hồi của các mạch máu, giảm sức cản máu ngoại biên, từ đó giảm huyết áp. Người bệnh tăng huyết áp thứ phát cũng có thể tham gia các hoạt động thể chất khác như:
Tập thể dục đều đặn, kết hợp với ăn uống lành mạnh là cách tốt để kiểm soát huyết áp.
Đi bộ nhanh: hoạt động thể chất nhẹ nhàng nhưng rất hiệu quả trong việc cải thiện sức khỏe tim mạch và kiểm soát huyết áp.
Đạp xe: giúp tăng cường sức khỏe tim mạch và kiểm soát huyết áp.
Bơi lội: tăng cường sức khỏe tim mạch, đồng thời hệ cơ xương khớp không phải chịu tải nhiều, rất phù hợp với những người bệnh tăng huyết áp có vấn đề về xương khớp.
Thể dục nhịp điệu, khiêu vũ: bao gồm các bài tập nhảy, vận động toàn bộ cơ thể, giúp tăng cường khả năng hô hấp và cải thiện huyết áp.
Thể dục chịu lực: bài tập tăng cường cơ bắp bằng tạ hoặc dụng cụ khác có thể giúp kiểm soát huyết áp.
Lưu ý:
Với những bệnh nhân có huyết áp cao trên 160/90mmHg thì nên kết hợp rèn luyện sức khỏe với sử dụng thuốc hạ huyết áp (nên uống thuốc trước khi tập 15 - 30 phút hoặc tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ).
Những bệnh nhân tuổi dưới 45, bị tăng huyết áp độ I (140/90 - 160/95mmHg) với khả năng huyết áp có thể trở về bình thường mà không phải dùng thuốc thì có thể áp dụng bài tập trên xe đạp lực kế tại nhà.
Những bệnh nhân bị tăng huyết áp độ III (trên 180/110mmHg) cần phải dùng thuốc kiểm soát được huyết áp, sau đó mới tiến hành tập luyện bằng các bài tập đi bộ nhanh với tốc độ 3 - 5km/giờ, 20 - 30 phút/ngày, kết hợp với các bài tập thở. Sau một tuần làm quen với bài tập, có thể tăng tốc độ hoặc quãng đường đi bộ. Nếu có biểu hiện suy tim thì không được tập luyện, chỉ nên đi dạo và hít thở không khí trong lành.
Nguyên tắc tập luyện là thường xuyên, liên tục và tăng dần thời gian, tốc độ tập. Người bệnh nên duy trì chế độ luyện tập đều đặn tối thiểu 30 - 45 phút/ngày và hầu hết các ngày trong tuần.
Bệnh nhân cần kiên trì luyện tập vì thường sau khoảng 2 - 3 tháng luyện tập thường xuyên huyết áp mới bắt đầu hạ xuống.
Khởi động trước khi tập và thư giãn sau khi tập để tránh bị chấn thương và cho cơ thể thời gian cân bằng huyết áp.
Thở đều và thở sâu trong khi tập luyện. Nín thở hoặc thở không đều có thể làm tăng huyết áp và gây đau cơ.
Ngừng tập khi có các triệu chứng: Chóng mặt (do tập thể dục quá nặng, không ăn uống đầy đủ trước khi tập), đột ngột khó thở (có thể do suyễn hoặc đau tim)...
Bệnh nhân tăng huyết áp thứ phát nên thực hiện và hợp tác với bác sĩ trong việc điều chỉnh chế độ ăn uống và tập luyện để hạn chế tối đa các tai biến của bệnh, đảm bảo một sức khỏe tốt và kéo dài tuổi thọ, tránh các biến chứng.
BS. Trịnh Thanh Lan
Nguồn SK&ĐS : https://suckhoedoisong.vn/bai-tap-cho-nguoi-benh-tang-huyet-ap-thu-phat-16924100121140089.htm