Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh cho ý kiến về việc đặt tên đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh cho ý kiến về việc đặt tên đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp
5 giờ trướcBài gốc
Các đại biểu dự hội nghị.
Dự hội nghị có các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy; Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh; lãnh đạo Ban Tổ chức Tỉnh ủy; Văn phòng Tỉnh ủy, Văn phòng UBND tỉnh, Thường trực các huyện ủy, thành ủy, thị ủy.
Đồng chí Trương Quốc Huy, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh phát biểu kết luận hội nghị.
Tại hội nghị, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Trương Quốc Huy thay mặt BTV Tỉnh ủy báo cáo BCH Đảng bộ tỉnh ý kiến của BTV Tỉnh ủy đối với đề án đặt tên các ĐVHC cấp xã mới sau sắp xếp. Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh cho biết: Qua lấy ý kiến của nhân dân về chủ trương sáp nhập tỉnh, thực hiện chính quyền địa phương 2 cấp, đa số nhân dân đồng thuận cao với chủ trương sáp nhập tỉnh, khẳng định đây là chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước. Việc sáp nhập 3 tỉnh: Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình lấy tên tỉnh Ninh Bình là một điểm nổi tiếng bởi giá trị thương hiệu quốc tế, mang ý nghĩa là vùng đất bình yên, thanh bình. Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương cân nhắc lựa chọn những vùng đất cổ gắn với truyền thống lịch sử lâu đời để đặt trung tâm, cũng như sự phát triển trong tương lai.
Đồng chí Đặng Thanh Sơn, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh phát biểu tại hội nghị.
Đối với Đề án sắp xếp ĐVHC cấp xã tỉnh Hà Nam, nhân dân đồng thuận cao với phương án sắp xếp các xã, phường, thị trấn hiện tại thành 33 xã, phường mới bảo đảm khoa học, hợp lý, đáp ứng yêu cầu phát triển. Nhân dân kiến nghị đặt tên xã, phường mới với những tên gọi gắn với địa danh mang giá trị lịch sử, văn hóa của mảnh đất, con người Hà Nam. Tiếp thu ý kiến đóng góp của nhân dân, Thường trực Tỉnh ủy, BTV Tỉnh ủy đã thống nhất đặt tên các xã, phường mới sau khi sắp xếp và xin ý kiến của BCH Đảng bộ tỉnh.
Đồng chí Trần Xuân Dưỡng, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại hội nghị.
Trên cơ sở tên gọi dự kiến của 33 ĐVHC cấp xã mới, tại hội nghị, các đại biểu tập trung thảo luận, đóng góp ý kiến về đặt tên các xã, phường. Theo đó, các đại biểu cho rằng, việc đặt tên ĐVHC mới không chỉ là xác lập địa giới hành chính mà còn khẳng định giá truyền thống, quá trình hình thành và phát triển, phong tục, tập quán của từng vùng đất cũng như cách nhận diện “thương hiệu” trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Các đại biểu đề nghị một số xã, phường nên tính toán lấy tên gọi phù hợp trên cơ sở sử dụng những địa danh gắn với các danh nhân, tiền bối cách mạng, địa danh lịch sử cách mạng, truyền thống văn hóa lâu đời của các vùng đất…
Đồng chí Lê Xuân Huy, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh phát biểu tại hội nghị.
Phát biểu kết luận hội nghị, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Trương Quốc Huy nhấn mạnh: BCH Đảng bộ tỉnh tiếp thu đầy đủ ý kiến của các đại biểu dự hội nghị, đề nghị Sở Nội vụ hoàn thiện hồ sơ, thông báo cho tỉnh Nam Định, Ninh Bình để đặt tên các ĐVHC cấp xã không trùng với tên gọi các xã của tỉnh Hà Nam sau sáp nhập. Đồng thời thông báo cho các địa phương trong tỉnh tiến hành lấy ý kiến đóng góp của nhân dân về dự kiến phương án đặt tên các xã, phường mới.
Đồng chí Phạm Hồng Thanh, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Nội vụ phát biểu tại hội nghị.
Như vậy, theo Đề án sắp xếp ĐVHC cấp xã tỉnh Hà Nam, toàn tỉnh còn 33 ĐVHC cấp xã (16 phường; 17 xã), giảm 66,3% số xã.
Hoa Hiên
Nguồn Hà Nam : https://baohanam.com.vn/chinh-tri/xay-dung-dang-chinh-quyen/ban-chap-hanh-dang-bo-tinh-cho-y-kien-ve-viec-dat-tenadon-vi-hanh-chinh-cap-xa-sau-sap-xep-158277.html