Các đại biểu dự hội nghị
Thời gian qua, các sở, ngành, địa phương đã có nhiều chương trình, dự án, mô hình hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP như: Hỗ trợ 22 chủ thể về máy, thiết bị, hạ tầng; hỗ trợ xây dựng 12 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP; hỗ trợ đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho 32 sản phẩm chủ lực, đặc thù của tỉnh. Đến hết tháng 10/2024, cấp huyện, cấp tỉnh đã tổ chức đánh giá, xếp hạng và công nhận 271 sản phẩm OCOP; trong đó, 225 sản phẩm đạt hạng 3 sao, 46 sản phẩm đạt hạng 4 sao.
Tại hội nghị, các đại biểu thảo luận về những khó khăn, đề xuất giải pháp phát triển sản phẩm OCOP như: Tăng cường công tác tuyên truyền, đào tạo, tập huấn chuyên sâu, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý ở các cấp và nhân lực của các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ sản xuất, kinh doanh (chủ thể sản xuất) tham gia Chương trình OCOP; đổi mới, phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, hoàn thiện hệ thống tổ chức, bộ máy HTX lĩnh vực nông nghiệp theo Luật HTX năm 2023; đồng thời, phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa gắn với phát triển dịch vụ du lịch nông thôn; tăng cường liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm; phát triển sản phẩm OCOP gắn với xây dựng vùng nguyên liệu, thực hiện sản xuất theo quy trình VietGAP, GlobalGAP, hướng hữu cơ, nông nghiệp sinh thái, bảo đảm an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc và bảo vệ môi trường; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong công tác truyền thông, phát triển sản phẩm OCOP; phát triển thương mại điện tử cho sản phẩm OCOP thông qua các cổng thông tin điện tử, sàn thương mại điện tử, các kênh bán hàng online...
Đào Ban