Báo Thụy Sĩ đánh giá tiềm năng phát triển kinh tế của Việt Nam

Báo Thụy Sĩ đánh giá tiềm năng phát triển kinh tế của Việt Nam
7 giờ trướcBài gốc
Tàu cập Cảng Hải Phòng. Ảnh TTXVN phát
Theo bài viết, mọi thứ bắt đầu từ những năm 1990. Ông Frédéric Montier, người sau này trở thành Giám đốc văn phòng đại diện của công ty công nghệ ELCA tại Việt Nam, phát hiện thấy tiềm năng từ các chuyên gia ở Việt Nam thông qua một nhà khoa học. Ông nói: “Tôi nhận thấy những kỹ năng đặc biệt của chuyên gia nổi tiếng này. Với sự tò mò, sau đó tôi xem xét thành tích của người Việt Nam và phát hiện ra rằng họ luôn xếp hạng trong top 15 trong các kỳ thi Olympic Toán học”. Từ sự quan sát này, ELCA, công ty có trụ sở ở bang Vaud, đã mở văn phòng đại diện tại Việt Nam vào năm 1998. Hiện công ty có hơn 400 nhân viên phát triển phần mềm cho thị trường Thụy Sĩ và xử lý các dịch vụ toàn cầu của tập đoàn.
Theo thời gian, sự hiện diện của ELCA tại Việt Nam đã bị những “gã khổng lồ” khác của Thụy Sĩ như tập đoàn đa quốc gia về thực phẩm và đồ uống Nestlé hay tập đoàn công nghệ đa quốc gia ABB vượt qua. Tuy nhiên, ông Frédéric Montier vẫn cảm thấy tự hào khi tin rằng ELCA là công ty đầu tiên trong lĩnh vực công nghệ thông tin và viễn thông (IT) của Thụy Sĩ tìm tới Việt Nam. Giờ đây, tất cả các công ty công nghệ Thụy Sĩ đều có chi nhánh tại Việt Nam, giữ vai trò trong tổng số khoảng 100 công ty Thụy Sĩ đang làm ăn kinh doanh tại quốc gia Đông Nam Á này và đóng góp không nhỏ trong mức đầu tư gần 2 tỷ USD của Thụy Sĩ ở Việt Nam năm 2023.
Theo ông Roger Leitner, Chủ tịch Phòng Thương mại Thụy Sĩ - châu Á, những ví dụ nêu trên cho thấy cách các tiêu chuẩn chất lượng của Thụy Sĩ có thể được áp dụng thành công tại Việt Nam. Ông nói: "Câu chuyện của Jakob AG là một ví dụ ấn tượng về cách các công ty Thụy Sĩ vừa có thể mở rộng hoạt động ở Việt Nam với tầm nhìn xa, thực hiện cam kết với địa phương và định hướng chất lượng nhất quán, đồng thời vẫn duy trì khả năng cạnh tranh quốc tế". Bên cạnh đó, ông Roger Leitner cũng bày tỏ niềm tin rằng một thỏa thuận như vậy sẽ cho phép Thụy Sĩ định vị mình có lợi thế hơn so với các đối thủ cạnh tranh trong Liên minh châu Âu, vốn đang hưởng lợi từ một hiệp định thương mại tự do với Việt Nam.
Ngoài ra, Chủ tịch Phòng Thương mại Thụy Sĩ - châu Á cũng đề cập tới đà tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong những năm qua. Với dân số trên 100 triệu dân, Việt Nam đang hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài, tích cực tìm cách đa dạng hóa nền kinh tế của mình. Việt Nam hiện định vị mình là một lựa chọn tốt trong khu vực, cung cấp chi phí lao động thấp hơn và cho phép các công ty thêm nhiều giải pháp.
Sau đó, bài viết của Le Temps cũng đề cập tới những khó khăn và thách thức cho các công ty Thụy Sĩ khi tìm hiểu kế hoạch đầu tư tại Việt Nam. Tuy nhiên, theo ông Frédéric Montier, Việt Nam là quốc gia luôn chào đón các doanh nghiệp. Ông nói: “Việt Nam có chất lượng cuộc sống tuyệt vời và một khía cạnh khác, đôi khi bị lãng quên trong các cuộc thảo luận, đó là việc họ đang tích cực phát triển cơ sở hạ tầng”.
Anh Hiển (TTXVN)
Nguồn Tin Tức TTXVN : https://baotintuc.vn/kinh-te/bao-thuy-si-danh-gia-tiem-nang-phat-trien-kinh-te-cua-viet-nam-20250501225859686.htm