Tháp Pô Sah Inư.
Lễ hội Katê.
Kỹ thuật làm gốm truyền thống của người Chăm.
Khai thác và phát huy các giá trị văn hóa vào phát triển du lịch.
Cùng với đó là hệ thống văn hóa gắn liền với đời sống của cộng đồng Chăm. Đây là lợi thế rất mạnh của Bình Thuận trong bảo tồn, khai thác và phát huy các giá trị văn hóa vào phát triển du lịch.
Thời gian qua, tỉnh Bình Thuận tập trung xây dựng tour, tuyến du lịch kết nối từ Trung tâm Trưng bày văn hóa Chăm gắn với các di tích, kho mở Hoàng tộc Chăm, làng gốm Bình Đức với các danh lam thắng cảnh tạo sức hút mới thu hút du khách.
Trung tâm trưng bày Văn hóa Chăm
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh tham quan Trung tâm Trưng bày văn hóa Chăm.
Bộ sưu tập trang phục Hoàng tộc Chăm.
Dệt vải.
Từ năm 2010, Trung tâm Trưng bày văn hóa Chăm tỉnh Bình Thuận đi vào hoạt động đã khảo sát, nghiên cứu về nền văn hóa Chăm và văn hóa các dân tộc khác có liên quan qua sự tiếp biến, giao lưu văn hóa qua các thời kỳ. Đến nay, nơi đây lưu giữ hơn 1.500 hiện vật, cổ vật và 5 bộ thư tịch cổ có giá trị về niên đại lịch sử, phản ánh rõ nét đời sống tinh thần, vật chất của dân tộc Chăm xưa và nay.
Tỉnh đã thông qua tổ chức trưng bày, giới thiệu chuyên đề văn hóa, di vật gắn với di tích, buổi biểu diễn nghệ thuật âm nhạc, dân vũ để giới thiệu rộng rãi tới công chúng, du khách. Đồng thời, tỉnh tạo điều kiện để đội ngũ trí thức, người có uy tín, nghệ nhân người Chăm tập trung nghiên cứu và phát triển tiếng nói, chữ viết, nghề truyền thống của đồng bào… hiện có 4 di sản văn hóa được đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. 2 trong số đó là di sản văn hóa của đồng bào Chăm. Việc bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa Chăm luôn được tỉnh quan tâm, làm phong phú, đa dạng nền văn hóa mà còn thúc đẩy du lịch địa phương.
ĐÌNH HÒA