Từ “kẻ thù đồng ruộng” đến “mỏ vàng”
Tại Trung Quốc, có một sinh vật từng bị người nông dân coi là “kẻ thù”. Chúng thuộc họ ba khía (Sesarmidae), hình dáng giống cua và có tên gọi là “pang qi”.
Loài này thường sống trong các mương quanh đồng ruộng và thường đào hang trên ruộng. Nếu trên ruộng có nước, hang của Pang Qi sẽ hút hết nước từ đất, khiến cây trồng dễ khô héo. Ngoài ra, khi chúng đào hang trên các gò đất ven mương, người nông dân cũng phải tốn công lấp lại các lỗ do cua đào.
Trước đây, “pang chi” bị coi là loài gây hại cho nông dân. Dù đôi lúc người ta cũng bắt chúng về làm thực phẩm nhưng do chúng rất nhỏ và ít thịt nên không được ưa chuộng. Đặc biệt trong thời kỳ đói kém xưa kia, những thực phẩm “nhiều xương, ít thịt” vốn dĩ không được ưu ái.
Nhưng ở thời điểm hiện tại, “pang chi” đột nhiên lại trở thành một đặc sản. Khi mức sống của người dân Trung Quốc được cải thiện, nhu cầu về thực phẩm ngon và sạch ngày càng tăng cao, đặc biệt là các thực phẩm tự nhiên. Vì vậy, “pang chi” đã lọt vào tầm ngắm của các thực khách sành ăn.
Cách chế biến “pang chi” ngon nhất là ngâm với rượu gạo, thành phẩm sẽ rất mềm và thơm. Chúng được đánh bắt sau Tết Nguyên đán hoặc vào mùa thu, thời điểm mà thịt của chúng có hương vị thơm ngon nhất. Một số người thậm chí còn so sánh vị ngon của “pang chi” tương đương với cua lông.
Tuy nhiên trên thị trường xứ Trung, rất khó tìm được “pang chi” loại tươi, chủ yếu chỉ có loại chế biến sẵn. Loại tươi có giá khoảng 30 NDT/kg, tương đương 106.000đ/kg. “Pang chi” trên thị trường thường được đánh bắt ngoài tự nhiên, chủ yếu ở các bãi bồi ven sống hoặc trong các đầm lầy nhiều lau sậy. Rất ít người nuôi chúng để làm kinh tế.
Hương Nguyễn (Theo sohu)