Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế vừa chính thức công bố hoàn thành dự án bảo tồn tu bổ điện Thái Hòa tại Đại nội Huế và đón nhận bằng công nhận di sản tư liệu của UNESCO đối với Những bảng đúc nổi trên chín đỉnh đồng (Cửu đỉnh), di sản tư liệu thuộc Chương trình ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Điện Thái Hòa lung linh trong đêm trước ngày chính thức mở cửa lại đón du khách vào tham quan.
Nằm trong Đại nội kinh thành Huế, điện Thái Hòa là nơi chứng kiến lễ đăng quang của 13 vị vua triều Nguyễn, từ Gia Long đến Bảo Đại. Được xây dựng năm 1805 tại Đại Cung Môn và hoàn thiện ở vị trí hiện tại dưới thời vua Minh Mạng năm 1833, công trình này được xem như trung tâm quyền lực của triều đại.
Điện Thái Hòa, cùng với sân chầu, là nơi tổ chức các nghi lễ quan trọng như lễ đăng quang, sinh nhật vua, đón tiếp sứ thần hay đại triều định kỳ vào mùng 1 và 15 âm lịch hàng tháng.
Trùng tu điện Thái Hòa không chỉ đơn thuần là tái hiện một công trình kiến trúc, mà còn là hành trình bảo tồn và phát huy giá trị di sản. Đây cũng là một trong những điểm tham quan hấp dẫn đối với cả du khách trong và ngoài nước khi đến Huế.
Một điểm nhấn kiến trúc khác của điện là Bửu Tán, được chạm khắc tinh xảo với hình ảnh "cửu long" uốn lượn, tượng trưng cho sức mạnh thiêng liêng và sự trường thọ. Con rồng lớn nhất, miệng ngậm chữ "Thọ", thể hiện phúc đức và sự bền vững của triều đại.
Các nghệ nhân đã trùng tu một cách tỉ mỉ theo đúng nguyên bản nhất.
Không gian lung linh của ngôi điện Thái Hòa.
Trùng tu điện Thái Hòa không chỉ đơn thuần là tái hiện một công trình kiến trúc mà còn là hành trình bảo tồn và phát huy giá trị di sản. Đây cũng là một trong những điểm tham quan hấp dẫn đối với cả du khách trong và ngoài nước khi đến Huế.
Các cổ vật được đặt trang trọng lại đúng vị trí.
Biểu tượng rồng uy nghiêm trên nóc điện Thái Hòa.
Điện Thái Hòa không chỉ dành riêng cho những người yêu di sản mà còn là một “tấm vé” đưa thế hệ trẻ đến gần hơn với văn hóa dân tộc.
CTV Lê Huy Hoàng Hải – Team Di sản Huế/VOV.VN