Với sự hỗ trợ trực tiếp từ Khoa Điều trị rối loạn nhịp của Bệnh viện Chợ Rẫy, kỹ thuật này đã được thực hiện thành công trên nữ bệnh nhân hơn 80 tuổi. Bệnh nhân nhập viện ngày 8/7 trong tình trạng nhức đầu, chóng mặt, có tiền sử tăng huyết áp và thiếu máu cơ tim. Qua thăm khám và xét nghiệm, bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị suy nút xoang và chỉ định đặt máy tạo nhịp tim vĩnh viễn.
Việc thực hiện thành công kỹ thuật cao này không chỉ thể hiện năng lực chuyên môn vững vàng của đội ngũ y bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cà Mau mà còn đánh dấu bước phát triển quan trọng trong việc triển khai các kỹ thuật chuyên sâu tại địa phương, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho người dân tại địa phương và các khu vực lân cận.
Để kỹ thuật được chuyển giao, ưu thực hiện hiệu quả, công tác chuẩn bị được kíp trực thực hiện cẩn thận.
Đội ngũ y tế thực hiện sát khuẩn vô trùng trước khi thực hiện kỹ thuật chính.
Buổi chuyển giao kỹ thuật được thực hiện với sự hỗ trợ của bác sĩ Nguyễn Khắc Lê Sơn (Khoa Điều trị rối loạn nhịp của Bệnh viện Chợ Rẫy)
Kỹ thuật đặt máy tạo nhịp cho một người bệnh có hội chứng nhịp tim nhanh chậm với nhiều đoạn ngừng xoang, trong đó có những thời điểm tim ngừng 6,5 giây làm người bệnh bị ngất.
Kỹ thuật tim mạch can thiệp bằng máy tạo nhịp vĩnh viễn là công nghệ phức tạp, đòi hỏi tay nghề rất cao.
Trước khi chính thức tiếp nhận và làm chủ hoàn toàn kỹ thuật này, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cà Mau sẽ tiếp tục thực hiện các ca đặt máy tạo nhịp tim vĩnh viễn cho bệnh nhân dưới sự hỗ trợ chuyên môn của đội ngũ y tế từ Bệnh viện Chợ Rẫy trong thời gian tới.
Máy tạo nhịp tim vĩnh viễn khi tích trữ đủ pin có thời hạn sử dụng từ 8 – 10 năm, trong thời gian sử dụng bệnh nhân sẽ được thăm khám theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Việc thực hiện kỹ thuật đặt máy tạo nhịp tim vĩnh viễn đánh dấu bước phát triển mới trong điều trị bệnh nhân tại địa phương.
Hơn 1 giờ đồng hồ thực hiện kỹ thuật chuyên môn, bệnh nhân được đưa ra Phòng tim, mạch can thiệp trong tình trạng sức khỏe ổn định.
Văn Đum – Hoàng Vũ