Chắc hẳn không còn ai xa lạ với tiểu thuyết "Tây Du Ký", một trong "Tứ đại danh tác" nổi tiếng của văn học Trung Hoa cổ đại, cuốn tiểu thuyết này là kết tinh trí tuệ của cổ nhân, kể về hành trình sang Tây Thiên lấy kinh của 4 thầy trò Đường Tăng, trải qua chín chín tám mốt kiếp nạn, 4 thầy trò cuối cùng cũng thành công, xuyên suốt câu chuyện là tinh thần lên án cái xấu, biểu dương cái thiện, ở hiền gặp lành.
Trong "Tây Du Ký", Tôn Ngộ Không là nhân vật thần thông quảng đại nhưng lại rất nóng nảy, hung hăng.
Trong câu chuyện, Tôn Ngộ Không có lẽ là nhân vật để lại ấn tượng sâu sắc nhất, Tôn đại thánh nổi loạn, dũng cảm, có chủ kiến, trừ ma diệt quái, võ công cao cường. Tất nhiên, nổi loạn quá ắt phải có thứ gì đó để chế ngự lại, đối với Tôn Ngộ Không thì đó là chiếc vòng kim cô đội trên đầu.
Thế nên, Quan Âm Bồ Tát đã đưa y một chiếc vòng kim cô bằng vàng tên là "Khẩn cô nhi", hàm ý là một người trước hết phải nguyện ý quản chắc cái tâm của mình thì mới tính là bắt đầu chân chính tu luyện. Quan Âm Bồ Tát đội vòng kim cô lên đầu Tôn Ngộ Không với mục đích chế ngự tâm ma của khỉ đá.
Bài khấn "Khẩn cô nhi" đi kèm với vòng kim cô nhắc nhở Tôn Ngộ Không phải nguyện ý quản chắc cái tâm khi bước vào con đường tu luyện chân chính.
Đường Tăng ở kiếp trước tuy là Kiêm Thiền Tử, đệ tử của Phật Tổ Như Lai, nhưng kiếp này lại chỉ là một người phàm trần, làm sao có thể là đối thủ của Tôn Ngộ Không, đừng nói tới việc quản lý con khỉ này. Cũng chính vì lẽ này mà Quan Âm Bồ Tát đã dạy cho Đường Tăng cách niệm vòng kim cô để có thể chế ngự được Tôn Ngộ Không.
Bồ Tát nói: "Đây lão còn có một bài chú gọi là "Định tâm chân ngôn", bài ấy còn có tên nữa là "Khẩn cô nhi chú". Ngài nhẩm cho thuộc, nhớ cho kỹ, chớ có tiết lộ cho ai biết. Lão sẽ đuổi kịp hắn, bảo hắn quay lại với ngài, rồi ngài đưa bộ mũ áo này cho hắn mặc. Nếu hắn không nghe lời sai bảo, ngài hãy niệm bài chú ấy, là hắn không dám hành hung và không dám bỏ đi nữa đâu".
Mỗi lần Đường Tăng niệm chú, Tôn Ngộ Không đều rất đau đớn.
Trong Tây Du Ký, mỗi lần Đường Tăng niệm "khẩn cô nhi chú" là Tôn Ngộ Không "đau tưởng chết đi sống lại, quằn quại lăn lộn, đỏ mặt tía tai, hai mắt trợn ngược, thân mình tê dại". Nỗi đau đớn của Ngộ Không khi bị niệm chú Kim Cô là ẩn dụ cho nỗi thống khổ giày xéo tâm can của con người trên hành trình tu luyện. Thế nên không ít khán giả luôn tò mò Đường Tăng niệm chú gì mà Tôn Ngô Không đau đớn như vậy?
Thực ra, nội dung rất đơn giản, chỉ gồm 6 chữ, "唵(weng),嘛(mā),呢(nī),叭(bēi),咪(mēi),吽( hōng)". 6 chữ này có nguồn gốc từ tiếng Phạn, là thần chú của Quan Thế Âm, chứa đựng tinh túy của 84.000 phương pháp do Đức Phật dạy. 6 chữ này dịch ra tiếng Trung chỉ gồm 4 chữ rất dễ hiểu: Thanh tịnh trí tâm (để trí óc và tâm thanh tịnh)
Tôn Ngộ Không trước khi sang Tây Thiên lấy kinh chỉ là một con khỉ đá vừa chân ướt chân ráo ra ngoài xã hội, không hiểu thiện ác, chỉ biết mình sảng khoái là được. Tất nhiên, hành vi như vậy rất dễ rước họa vào thân. Sau đó thì ai cũng biết, Tôn Ngộ Không vì đại náo Thiên cung mà bị Như Lai Phật Tổ giam ở Ngũ hành sơn suốt 500 năm trời.
Lời niệm chú những tưởng sẽ phức tạp khó đoán, nhưng thực ra lại vô cùng đơn giản, con người ta suy cho cùng, làm việc gì cũng không nên quá bốc đồng, hiếu thắng giống như Tôn Ngộ Không vậy, gặp chuyện trước hết phải bình tĩnh, tịnh tâm lại, tự nhiên sẽ tìm được cách giải quyết êm đẹp, không làm tổn hại đến bất cứ ai hay chuyện gì.
Sau này, ba lần đánh Bạch Cốt Tinh bị Đường Tăng giận dữ đuổi đi, Tôn Ngộ Không đã xin thầy niệm "túng cô nhi chú" để cởi chiếc vòng kim cô ra. Đường Tăng cả sợ nói: "Ngộ Không, khi ấy Bồ Tát chỉ trao cho ta bài chú "khẩn cô nhi", chứ không có bài chú "túng cô nhi" nào cả". Chỉ đến khi thầy trò Đường Tăng đặt chân lên đất Phật, thỉnh kinh thành công thì chiếc vòng kim cô trên đầu Tôn Ngộ Không mới tự động biến mất.
Tùng Lâm (t/h)