Năm 2018 và 2023, bộ phim “The Meg” (Cá mập siêu bạo chúa) lên sóng và thu hút dư luận bởi những màn rượt đuổi đầy gay cấn. Bên cạnh kỹ xảo tuyệt vời, khán giả còn nhắc nhiều đến việc liệu Megalodon có thật hay chỉ là sản phẩm của trí tưởng tưởng.
Ảnh minh họa
Có thể sẽ khiến bạn run rẩy, nhưng sự thật là Megalodon đã từng tồn tại trên thế Trái đất. Nó tồn tại vào khoảng 28 triệu năm – khoảng 1,6 triệu năm trước. Chúng biến mất vào kỷ Pleistocene. Megalodon nằm trong top những loài săn mồi có xương sống lớn nhất lịch sử tự nhiên. Tên khoa học của chúng là Otodus megalodon (tạm dịch là chiếc răng khổng lồ). Thực tế cái tên này hoàn toàn có căn cứ. Bởi hàm răng của Megalodon lớn gấp 3 lần so với răng của cá mập trắng hiện nay.
So sánh chiếc răng của loài megalodon và cá mập trắng. Ảnh: Getty
Nói thêm một chút về kích thước vĩ đại của Megalodon, nó ngang ngửa một sân chơi bowling. Các nhà khoa học tính toán loài này dài khoảng 18m (thậm chí là 25m hoặc hơn). So với Megalodon, cá mập trắng lớn ngày nay (dài 6m) nhỏ bé vô cùng. Thậm chí, khủng long T-rex nổi tiếng cũng không dám “huênh hoang” khi ở trước mặt Megalodon. Bởi chỉ cần so về kích thước đã thấy siêu cá mập này “ăn đứt” đối phương thế nào.
Ảnh minh họa
Bằng những phương pháp riêng, các chuyên gia đã tính toán ra được, lực cắn của Megalodon mạnh nhất trên thế giới, không có loài động vật nào so bì được với nó. Ước tính, lực cắn của chúng gấp 6 lần khủng long bạo chúa.
Hàm của Megalodon. Ảnh minh họa
Lực cắn của Megalodon được cho là gấp 6 lần T-rex. Ảnh minh họa
Megalodon được cho là đã sống dưới đại dương suốt 20 triệu năm. Kích thước khổng lồ là thứ vũ khí mạnh nhất của chúng. Nhưng khi Trái đất bước vào thời kỳ lạnh và khô toàn cầu, Megalodon không thể sinh tồn nổi nên đã tuyệt chủng. Có giả thuyết cho biết, Megalodon đã ăn thịt cả anh chị em của mình từ trong bụng mẹ để có thêm không gian phát triển. Sau khi chào đời, thức ăn của chúng là những động vật biển có vú lớn như tổ tiên của cá voi, cá heo.
Theo Sở hữu trí tuệ và Sáng tạo