Bí quyết để sống sót ở Nam cực của chim cánh cụt hoàng đế

Bí quyết để sống sót ở Nam cực của chim cánh cụt hoàng đế
2 giờ trướcBài gốc
Chim cánh cụt hoàng đế (tên khoa học: Aptenodytes forsteri), là loại chim lớn nhất và nặng nhất trong số tất cả những loài chim cánh cụt còn sống và là đặc hữu ở Nam cực.
Loài chim này từ lâu đã nổi tiếng với những chuỗi hành trình gian nan trung bình mỗi năm, chim cánh cụt hoàng đế phải đi quãng đường dài khoảng 50 - 120 km trên băng để tới khu vực sinh sản, nơi có hàng ngàn cá thể. Tại đây, những con chim cánh cụt hoàng sẽ đẻ ra một quả trứng duy nhất.
Để thích nghi với điều kiện khắc nghiệt ở Nam cực, chim cánh cụt hoàng đế sở hữu một cấu trúc cơ thể đặc biệt cho phép nó hoạt động ở nơi có nồng độ oxy thấp, cùng với khả năng giảm sự trao đổi chất của cơ thể, thậm chí "tắt" các chức năng cơ quan không cần thiết để tiết kiệm năng lượng.
Chim cánh cụt hoàng đế là loài cao nhất và nặng nhất trong số 18 loài chim cánh cụt. Chúng có thể nặng tới 40kg và cao 1,1m.
Thức ăn thường ngày của chim cánh cụt hoàng đế là cá, nhưng đôi khi chúng cũng ăn động vật giáp xác, các loài nhuyễn thể, động vật thân mềm và mực.
Mặc dù có nguồn thức ăn tương đối dồi dào, song loài này được cho là rất nhạy cảm với khí hậu. Cụ thể, khi nhiệt độ khu vực ấm lên, khiến băng tan, chúng sẽ đối mặt với một loạt các vấn đề như thiếu hụt thức ăn, bệnh tật, mức độ trứng nở thành công giảm...
Chim cánh cụt hoàng đế dựa vào băng biển để tạo thành đàn sinh sản, tránh những kẻ săn mồi dưới đại dương và kiếm ăn. Nhưng khi nhiệt độ trái đất tăng lên liên quan đến khí thải nhà kính (CO2) như hiện nay, băng biển tan chảy hoặc tan vỡ sớm hơn trong mùa so với dự kiến, toàn bộ đàn chim cánh cụt có thể suy giảm và biến mất.
Chim cánh cụt hoàng đế là một trong những điều mà tổ chức Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên quốc tế (IUCN) quan tâm nhất. Cùng với chín loài khác thuộc chim cánh cụt, nó đang được Mỹ xem xét để đưa vào Luật về loài nguy cấp (ESA). Một số lý do chính khiến chim cánh cụt hoàng đế thiếu thức ăn là do biến đổi khí hậu. Các lý do khiến số lượng chim cánh cụt hoàng đế giảm sút là do bệnh tật, sự ấm lên toàn cầu.
P.V (Tổng hợp)
Nguồn ANTĐ : https://anninhthudo.vn/bi-quyet-de-song-sot-o-nam-cuc-cua-chim-canh-cut-hoang-de-post591567.antd