Bình Thuận và Ninh Thuận từng sáp nhập thành tỉnh nào?

Bình Thuận và Ninh Thuận từng sáp nhập thành tỉnh nào?
9 ngày trướcBài gốc
1. Bình Thuận và Ninh Thuận sáp nhập thành tỉnh nào?
A
Minh Hải
B
Cửu Long
C
Sông Bé
D
Thuận Hải
Tỉnh Thuận Hải được thành lập tháng 2/1976, hợp nhất từ ba tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, và Bình Tuy (địa danh Bình Tuy là phần đất rộng lớn phía Tây Nam của tỉnh Bình Thuận ngày nay tồn tại trong thời gian 20 năm (1956 - 1976). Tỉnh lỵ của tỉnh Thuận Hải ban đầu là thị xã Phan Rang, cho đến tháng 4/1977 thì chuyển qua thị xã Phan Thiết.
2. Năm nào Thuận Hải được chia tách làm 2 tỉnh?
A
1990
B
1991
Theo Nghị quyết của Quốc hội khóa VIII kỳ họp thứ 10 ngày 26/12/1991 chia tỉnh Thuận Hải thành hai tỉnh lấy tên là Ninh Thuận và Bình Thuận.
Lúc mới tái lập, tỉnh Ninh Thuận có 4 đơn vị hành chính gồm: Thị xã Phan Rang - Tháp Chàm, 3 huyện: Ninh Sơn, Ninh Hải, Ninh Phước. Tỉnh lỵ là thị xã Phan Rang - Tháp Chàm.
Tỉnh Bình Thuận có 9 đơn vị hành chính là: Thị xã Phan Thiết, 8 huyện: Tuy Phong, Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, Hàm Tân, Tánh Linh, Đức Linh, Phú Quý. Tỉnh lỵ là Thị xã Phan Thiết
C
1992
D
1993
3. Tỉnh Thuận Hải xưa đường bờ biển dài bao nhiêu km
A
Gần 100km
B
Gần 200km
C
Gần 300km
Ninh Thuận có bờ biển dài hơn 105 km, nằm trung tâm vùng nước trồi với đa dạng chủng, loài hải sản, được thiên nhiên ban tặng nguồn tài nguyên phong phú, đa dạng về sinh học và nhiều thắng cảnh nổi tiếng như: bãi biển Bình Sơn - Ninh Chữ, Bình Tiên, Mũi Dinh, Cà Ná...
Bình Thuận có biển dài 192 km kéo dài từ mũi Đá Chẹt giáp Cà Ná thuộc Ninh Thuận đến bãi bồi Bình Châu thuộc địa phận tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Như vậy, tỉnh Thuận Hải xưa có đường bờ biển dài 297km.
D
Gần 400km
4. Thuận Hải giáp với bao nhiêu tỉnh?
A
2
B
3
C
4
Trước khi bị giải thể vào năm 1991, tỉnh Thuận Hải có đặc điểm địa lý như sau: Phía Bắc tiếp giáp tỉnh Khánh Hòa, phía Nam và đông tiếp giáp biển Đông, phía Tây tiếp giáp tỉnh Lâm Đồng và tỉnh Đồng Nai.
Năm 1982, huyện Bắc Bình được chia thành hai huyện mới là Bắc Bình và Tuy Phong, huyện Đức Linh cũng được tách thành Đức Linh và Tánh Linh; huyện Hàm Thuận được phân chia thành Hàm Thuận Bắc và Hàm Thuận Nam.
Kể từ đó, tỉnh Thuận Hải gồm 2 thị xã là Phan Rang – Tháp Chàm và Phan Thiết (tỉnh lị) cùng với 11 huyện: Bắc Bình, Đức Linh, Hàm Tân, Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, Ninh Hải, Ninh Phước, Ninh Sơn, Phú Quý, Tánh Linh, Tuy Phong.
D
5
5. Trước khi chia tách, ký hiệu biển số xe của tỉnh Thuận Hải là bao nhiêu?
A
48
Biển số 48 từng là biển số của tỉnh Thuận Hải (hiện nay được chia thành tỉnh Bình Thuận và Ninh Thuận). Hiện, biển số 48 thuộc tỉnh Đắk Nông (được thành lập năm 2004).
B
11
C
49
D
68
6. Hòn đảo lớn nhất thuộc tỉnh Thuận Hải cũ là?
A
Đảo Phú Quý
Phú Quý là huyện đảo thuộc tỉnh Bình Thuận, cách Phan Thiết khoảng 56 hải lý (hơn 100km) về hướng Đông Nam, cách quần đảo Trường Sa 540 km về hướng Tây Nam và cách Hoàng Sa khoảng 725 km.
Phú Quý được thiên nhiên ưu đãi không chỉ về tài nguyên, danh lam thắng cảnh với những bãi biển, những dãy đá san hô, những cụm đá đen nhấp nhô trên biển và khí hậu trong lành mát mẻ quanh năm, một ngư trường trù phú với nhiều hải đặc sản quý hiếm mà trên đảo còn có nhiều di tích lịch sử, văn hóa, kiến trúc nghệ thuật độc đáo.
Bên cạnh đó, con người Phú Quý lại cần cù, chất phác và hiếu khách. Đảo Phú Quý trở thành nơi du lịch hấp dẫn và đầy tiềm năng về phát triển du lịch kinh tế biển của tỉnh Bình Thuận.
B
Hòn Rơm
C
Côn Đảo
D
Cù Lao Câu
Lâm Hoàng
Nguồn VTC : https://vtcnews.vn/binh-thuan-va-ninh-thuan-sap-nhap-thanh-tinh-nao-ar936242.html