Trước khi lập gia đình, tôi là một người khá vô tư và chỉ biết nghĩ cho bản thân. Thế nhưng kể từ khi con trai ra đời, tôi đã nhận thức được trách nhiệm mà bản thân cần gánh vác. Tôi cố gắng kiếm tiền, nuôi dạy con trở thành một đứa trẻ hạnh phúc, hiểu chuyện và đặc biệt là phải hiếu thuận. Vì tôi mất mẹ sớm nên tôi muốn con hiểu rằng, dù làm gì ở đâu thì trân trọng và yêu thương gia đình là điều cốt lõi mà con cần có trên hành trình sống của mình.
Sau khi lập gia đình và chăm chỉ làm ăn, tôi có để dành được một số tiền kha khá và xây nhà trên thành phố để tiện công việc, cũng như cho con môi trường học tập tốt nhất. Mặc dù không nỡ để bố lủi thủi một mình ở căn nhà dưới quê, nhưng tôi cũng đành cắn răng chịu đựng. May mắn là quanh xóm làng cũng có vài người thân trong họ hàng, nên tôi cũng yên tâm hơn phần nào.
Bình thường có dịp là cứ cách 2,3 tháng thì tôi lại mua vé đưa cả nhà về thăm bố 1 lần. Tuy nhiên đã nửa năm nay, tôi chưa đưa cháu về thăm ông ngoại vì mới chuyển công ty nên phải mất khá nhiều thời gian để ổn định. Cuối tuần vừa rồi, bố bất ngờ đón xe âm thầm lên phố thăm cháu trai khiến cả gia đình tôi ngỡ ngàng.
Ảnh minh họa
Bố lên ở lại chơi 2 ngày cuối tuần thì về. Được ông lên chơi, con trai 6 tuổi của tôi vô cùng hào hứng và vui vẻ, liên tục đòi ông lên phố sống cùng nó, nhưng tôi hiểu tính bố, ông không thích nơi ồn ào như thế này đâu.
Những khoảnh khắc sum họp ấm cúng của gia đình cứ thể trôi qua, và cũng đến ngày bố phải về lại quê nhà. Lúc đó, tôi vì có việc đột xuất ở công ty nên không thể tiễn bố, vợ đã thay tôi làm chuyện đó. Tuy nhiên khi đang loay hoay trên công ty thì tôi bất ngờ nhận được điện thoại của vợ, nhưng người gọi lại không phải cô ấy mà là con trai tôi.
Đứa trẻ vừa khóc vừa bảo mẹ ngất xỉu, muốn bố về nhà. Nghe tin tôi điếng người, vội vã bỏ dở công việc chạy về để xem ở nhà có chuyện gì xảy ra. Lúc này, có 2 vợ chồng hàng xóm thân thiết cũng ở đây, may nhờ có họ đã kịp thời hỗ trợ vợ tôi nên tình trạng cô ấy mới ổn định hơn.
Thấy bố về, con trai ôm chầm lấy tôi khóc, đứa trẻ nhìn ông nội và kể rằng ông nội với mẹ đã cãi nhau. Ông đã đưa cho mẹ 1 tờ giấy và vì tờ giấy đó nên mẹ mới ngất xỉu. Tôi thấy bố lúng túng, rồi ông lặng đi một khoảng, sau đó nói xin lỗi tôi và thành thật tiết lộ cho tôi một bí mật, ông bị lừa nên đã mắc một khoản nợ lớn. Họ đến nhà vài lần bắt ông trả nợ, số tiền lên đến 2 tỷ đồng chứ không nhỏ.
Vì không biết giải quyết thế nào nên bố đã lên phố tìm vợ chồng tôi giúp đỡ. Vợ tôi sau khi nhìn thấy tờ giấy ghi nợ mà bố đưa lúc ông chuẩn bị ra bến xe về quê liền thót tim. Cả hai có tranh cãi, bố có nói vài lời khá khó nghe rằng đã đến lúc vợ chồng tôi cần báo hiếu, trong khi đó ông lại nói ngay trước mặt con trai tôi nên vợ tôi lại càng khó xử hơn. Thế là vì bàng hoàng và tức giận nên cô ấy mới ngất xỉu.
Ảnh minh họa
Nghe bố kể toàn bộ sự tình, tim tôi như không thở được. Còn con trai thì vừa khóc vừa lo cho mẹ nó, miệng thì cũng liên tục quan tâm ông nội, bày tỏ mong muốn bố mẹ “cứu” ông nội. Thậm chí thằng bé còn nói 1 câu khiến tôi không khỏi chạnh lòng, đứa trẻ vẫn luôn ghi nhớ lời dạy của tôi, rằng dù thế nào vẫn phải yêu thương gia đình, hiếu thuận với ông bà bố mẹ.
Tôi biết mình phải làm gương cho con, nhưng trong hoàn cảnh này quả thực tôi đang cực kỳ hoang mang, không biết kiếm đâu ra số tiền lớn như thế để trả nợ cho bố nữa…
Tâm sự từ độc giả lecuong…@gmail.com
Bài học về tính hiếu thuận với ông bà, bố mẹ là bài học quan trọng trẻ nên được dạy ngay khi con còn nhỏ. Để có thể giúp con rèn luyện, trau dồi đức tính tốt đẹp này thì bố mẹ cần làm những điều sau:
- Tăng cường giáo dục: Bố mẹ có thể truyền đạt giá trị và ý nghĩa của tính hiếu thuận thông qua việc giảng dạy, gợi mở câu chuyện và ví dụ trong cuộc sống hàng ngày của gia đình. Đồng thời, bố mẹ cũng nên khuyến khích con tham gia vào các hoạt động xã hội như tình nguyện để trẻ có cơ hội được cảm nhận, thấu hiểu và tích cực trau dồi tính hiếu thuận trong cộng đồng.
- Bố mẹ làm gương: Không có một bài học nào hiệu quả bằng việc bố mẹ làm gương để con quan sát, học hỏi và bắt chước theo. Bố mẹ có thể tạo ra một môi trường gia đình yêu thương và hỗ trợ, nơi mà tính hiếu thuận được đặt lên hàng đầu và thực hành hàng ngày. Bằng cách làm gương cho con, bố mẹ tạo ra một hình mẫu tích cực để con học hỏi và noi theo.
- Dạy con cách thể hiện lòng biết ơn: Bố mẹ hãy dạy cho con cách thể hiện lòng biết ơn khi nhận được sự giúp đỡ hoặc những điều tốt đẹp từ người khác. Việc dạy con nói "cảm ơn" và biết thể hiện lòng biết ơn thông qua các hành động như viết thư, vẽ tranh hoặc tặng quà,... sẽ giúp con nhận thức, cũng như biết trân trọng những đóng góp của người khác.
- Khuyến khích con giúp đỡ và chăm sóc ông bà: Bố mẹ hãy tạo cơ hội cho con tham gia vào các hoạt động giúp đỡ và chăm sóc ông bà như làm việc nhà, hoặc thực hiện các nhiệm vụ nhỏ mà ông bà giao cho. Khi con tham gia vào những hoạt động này, con sẽ nhận ra giá trị của việc biết giúp đỡ và chăm sóc người thân trong gia đình, từ đó rèn luyện tính hiếu thuận.
Một số biểu hiện cho thấy trẻ không hiếu thuận với ông bà, bố mẹ nên điều chỉnh sớm.
- Thiếu sự quan tâm: Đứa trẻ không thể hiện sự quan tâm đến ông bà, ít hỏi thăm sức khỏe hoặc không chia sẻ những câu chuyện về cuộc sống hàng ngày của mình cho ông bà nghe. Ngược lại, trẻ cũng sẽ không dành thời gian để lắng nghe ông bà kể chuyện, tâm sự, không ở bên cạnh ông bà nhiều.
- Không giúp đỡ hoặc không tự nguyện giúp đỡ: Đứa trẻ không có tính hiếu thuận sẽ không tự nguyện giúp đỡ ông bà trong các hoạt động hàng ngày như làm việc nhà, hoặc làm những công việc nhỏ khác. Trẻ thường lơ đi, tìm cách trốn tránh sự nhờ vả của ông bà, hoặc phải đợi ông bà nhắc nhở, bắt ép thì mới chịu phụ giúp, nhưng thường với thái độ dùng giằng, khó chịu.
- Thiếu lòng biết ơn và tôn trọng: Đứa trẻ không có tính hiếu thuận sẽ không thể hiện lòng biết ơn và tôn trọng ông bà. Trẻ sẽ không biết nói lời cảm ơn khi nhận được sự giúp đỡ từ ông bà hoặc thậm chí dành những lời lẽ, hành động thiếu sự tôn trọng dành cho ông bà như tỏ thái độ vô lễ, giao tiếp bất lịch sự, không biết "kính trên nhường dưới".