Bộ Công Thương ban hành Kế hoạch thực hiện các Nghị quyết về phát triển kinh tế tư nhân

Bộ Công Thương ban hành Kế hoạch thực hiện các Nghị quyết về phát triển kinh tế tư nhân
8 giờ trướcBài gốc
Kế hoạch nhằm mục đích thể chế hóa và thực hiện đầy đủ, đồng bộ, nhất quán các quan điểm, định hướng, mục tiêu, nhiệm vụ thuộc trách nhiệm của Bộ Công Thương đã nêu tại Nghị quyết số 138/NQ-CP ngày 16/5/2025 của Chính phủ ban hành Kế hoạch hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 68-NQ/TW ngày 04/5/2025 của Bộ Chính trị về Phát triển Kinh tế tư nhân (Nghị quyết 138/NQ-CP); Nghị quyết số 139/NQ-CP ngày 17/5/2025 của Chính phủ ban hành Kế hoạch của Chính phủ triển khai Nghị quyết số 198/2025/QH15 nagfy 17/5/2025 của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân (Nghị quyết 139/NQ-CP).
Đồng thời, xác định rõ nhiệm vụ cụ thể của Bộ Công Thương, làm căn cứ để các đơn vị thuộc Bộ theo chức năng, nhiệm vụ, được phân công tổ chức triển khai thực hiện đầy đủ, hiệu quả; lồng ghép vào trong quá trình xây dựng và thực hiện kế hoạch công tác hằng năm, trung hạn và dài hạn cảu Bộ và của đơn vị để đảm bỏa đồng bộ, hiệu quả nguồn lực.
Bên cạnh đó, đổi mới tư duy, nhận thực và hành động, khơi dậy niềm tin, khát vọng dân tộc, tạo xung lực mới, khí thế mới để phát triển kinh tế tư nhân.
Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa ký Quyết định ban hành Kế hoạch của Bộ Công Thương thực hiện các Nghị quyết của Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ về Phát triển Kinh tế tư nhân
Theo đó, Kế hoạch nêu 8 nhiệm vụ cụ thể:
Đẩy mạnh tuyên truyền, tạo xung lực mới, khí thế mới để phát triển kinh tế tư nhân
Thứ nhất, đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền nhằm thống nhất cao về nhận thức và hành động, khơi dậy niềm tin, khát vọng dân tộc, tạo xung lực mới, khí thế mới để phát triển kinh tế tư nhân.
Các đơn vị thuộc Bộ theo chức năng, nhiệm vụ được phân côngquán triệt tới toàn thể công chức, viên chức nội dung của Nghị quyết số 68-NQ/TW; Nghị quyết số 198/2025/QH15; Nghị quyết số 138/NQ-CP và Nghị quyết số 139/NQ-CP nhằm tạo sự chuyển biến về nhận thức, tư duy, hành động, đối xử công bằng, bình đẳng với kinh tế tư nhân; đổi mới mạnh mẽ tư duy hành chính từ kiểm soát sang đồng hành, coi khu vực kinh tế tư nhân là đối tượng “phục vụ” thay vì đối tượng “quản lý”, đảm bảo nguyên tắc “nói đi đôi với làm”, thống nhất trong toàn hệ thống chính trị; nghiêm cấm lạm dụng quyết định hành chính, cơ chế “xin - cho”, hành vi cục bộ trong xây dựng và tổ chức thực thi chính sách, pháp luật.
Cùng với đó, tăng cường quán triệt cán bộ, công chức, viên chức, người lao động chủ động, tận tụy giải quyết các vấn đề vướng mắc cho khu vực kinh tế tư nhân theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền; kịp thời báo cáo cấp trên để xử lý, giải quyết đối với những vấn đề vượt thẩm quyền; xây dựng mối quan hệ giữa chính quyền với doanh nghiệp chặt chẽ, thực chất, đồng hành, liêm chính, kiến tạo phát triển.
Thường xuyên tuyên truyền nâng cao nhận thức cho đội ngũ doanh nhân, doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh trong lĩnh vực Công Thương tinh thần trung thực, thanh liêm, có đạo đức, văn hóa kinh doanh gắn với bản sắc dân tộc, có trách nhiệm xã hội, có ý thức bảo vệ môi trường; thượng tôn pháp luật, có hoài bão, khát vọng xây dựng đất nước giàu mạnh, hùng cường, thịnh vượng, nâng cao vị thế và hình ảnh doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam.
Khuyến khích các doanh nhân tham gia các hoạt động chia sẻ kinh nghiệm, truyền cảm hứng, đào tạo các thế hệ doanh nhân trẻ để nuôi dưỡng và khuyến khích tinh thần khởi nghiệp, nhân rộng các mô hình, tấm gương điển hình trong sản xuất - kinh doanh.
Thực hiện hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến thông tin về kinh tế tư nhân; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số; đa dạng hóa các phương thức truyền thông để đạt hiệu quả cao nhất.
Xây dựng, công bố tại trang, cổng thông tin của đơn vị công cụ, giải pháp về hỗ trợ khu vực kinh tế tư nhân; các thông tin cảnh báo sớm cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh về các nguy cơ vi phạm pháp luật trên cơ sở tích hợp dữ liệu quản lý, cảnh báo từ các cơ quan quản lý nhà nước.
Văn phòng Bộ, Tạp chí Công Thương, Báo Công Thương, Nhà xuất bản Công Thương, Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại và các cơ quan truyền thông liên quan thuộc Bộ, xây dựng và tổ chức triển khai chương trình tuyên truyền thường xuyên, sâu rộng về kinh tế tư nhân; đa dạng hóa các hình thức, phương thức tuyên truyền; cụ thể hóa nội dung tuyên truyền cho từng nhóm đối tượng; các chương trình truyền thông chuyên đề về phát triển kinh tế tư nhân trên các kênh thông tin do đơn vị phụ trách, các mạng xã hội, báo điện tử để khơi dậy tinh thần kinh doanh, khởi nghiệp, thúc đẩy phát triển mạnh mẽ kinh tế tư nhân.
Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền; thực hiện cung cấp thông tin về kinh tế tư nhân khách quan, trung thực, đầy đủ; cổ vũ, lan tỏa mô hình tốt, cách làm hay, sáng tạo, hiệu quả, khích lệ tinh thần kinh doanh trong toàn xã hội.
Cải cách hành chính và cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh
Thứ hai, đẩy mạnh cải cách, hoàn thiện, nâng cao chất lượng thể chế, chính sách; cải cách hành chính và cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; bảo đảm quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng của kinh tế tư nhân.
Các đơn vị thuộc Bộ theo chức năng, nhiệm vụ được phân côngtổ chức xây dựng và thực thi chính sách, pháp luật theo chức năng, nhiệm vụ được phân công đảm bảo công bằng, minh bạch theo cơ chế thị trường, không phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp tư nhân với doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp FDI trong huy động, phân bổ và sử dụng các nguồn lực vốn, đất đai, tài nguyên, tài sản, công nghệ, nhân lực, dữ liệu và các nguồn lực tài nguyên khác.
Xây dựng và triển khai kế hoạch rà soát các văn bản quy phạm pháp luật trong phạm vi ngành, lĩnh vực, địa bàn quản lý để xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý nhằm loại bỏ những điều kiện kinh doanh không cần thiết, quy định chồng chéo, không phù hợp cản trở sự phát triển của doanh nghiệp, hộ kinh doanh.
Đồng thời, ứng dụng triệt để chuyển đổi số nhằm cắt giảm tối đa thời gian xử lý thủ tục hành chính, chi phí tuân thủ pháp luật và điều kiện kinh doanh đối với các nhiệm vụ được phân công.
Xây dựng chuyên mục riêng tại trang, cổng thông tin điện tử của đơn vị để tiếp thu, kịp thời giải quyết các vướng mắc, phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp, hộ kinh doanh.
Vụ Pháp chế chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan rà soát, hoàn thiện hệ thống pháp luật về thương mại và các văn bản hướng dẫn thi hành liên quan đến giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại; đảm bảo việc rút ngắn thời gian giải quyết tranh chấp hợp đồng, tăng cường tính minh bạch và hiệu quả; xử lý nghiêm hành vi trì hoãn thực hiện nghĩa vụ thanh toán hợp đồng.
Xây dựng, triển khai kế hoạch rà soát các văn bản quy phạm pháp luật trong phạm vi chức năng nhiệm vụ của ngành Công Thương để xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý nhằm loại bỏ những điều kiện kinh doanh không cần thiết, quy định chồng chéo, không phù hợp cản trở sự phát triển của doanh nghiệp, hộ kinh doanh.
Bên cạnh đó, xây dựng, triển khai kế hoạch rà soát điều kiện đầu tư kinh doanh để sửa đổi hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi nhằm chuyển toàn bộ các điều kiện kinh doanh, giấy phép, chứng nhận sang thực hiện công bố và hậu kiểm, trừ một số lĩnh vực bắt buộc phải thực hiện thủ tục cấp phép theo quy định và thông lệ quốc tế; ứng dụng triệt để chuyển đổi số nhằm cắt giảm tối đa chi phí tuân thủ pháp luật và điều kiện kinh doanh.
Rà soát sửa đổi hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi cắt giảm các điều kiện kinh doanh không cần thiết, quy định chồng chéo, không phù hợp, cản trở sự phát triển của doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực Công Thương đối với danh mục ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện quy định tại Luật Đầu tư.
Văn phòng Bộ chủ trì phối hợp với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, các đơn vị liên quan tiếp tục đẩy mạnh triển khai việc cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực Công Thương; Đảm bảo ứng dụng triệt để chuyển đổi số nhằm cắt giảm tối đa thời gian xử lý thủ tục hành chính.
Vụ Kế hoạch, Tài chính và Quản lý doanh nghiệp chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng cơ sở dữ liệu về kinh tế tư nhân của ngành Công Thương để phục vụ cho công tác đánh giá, hoạch định chính sách, chiến lược phát triển ngành, lĩnh vực phù hợp cho từng giai đoạn; xây dựng cơ chế phù hợp chia sẻ hệ thống dữ liệu cho các cơ quan, tổ chức nghiên cứu, tư vấn, phản biện chính sách.
Rà soát, chuẩn hóa các chỉ tiêu, số liệu thống kê nhằm phản ánh toàn diện, chính xác về khu vực kinh tế tư nhân, doanh nghiệp nhỏ và vừa, hộ kinh doanh phục vụ công tác đánh giá, hoạch định chính sách, chiến lược phát triển khu vực này trong lĩnh vực Công Thương theo quy định tại Luật thống kê và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan rà soát, hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý cạnh tranh; đảm bảo môi trường cạnh tranh công bằng, bình đẳng, minh bạch giữa các thành phần kinh tế; xử lý nghiêm các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh, độc quyền và cạnh tranh không lành mạnh; tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện mô hình tổ chức và hiệu lực, hiệu quả hoạt động của cơ quan cạnh tranh.
Tập trung rà soát, hoàn thiện hệ thống pháp luật về về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh; đảm bảo xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh, đặc biệt là các hành vi mang tính chất đặc quyền, độc quyền; áp dụng cơ chế, chế tài xử lý cạnh tranh công bằng, bình đẳng, minh bạch giữa các thành phần kinh tế.
Đẩy mạnh tuyên truyền việc phát hiện, xử lý hành vi gian lận thương mại, cạnh tranh không lành mạnh nhằm bảo vệ hình ảnh và uy tín của doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.
Cục Quản lý và Phát triển Thị trường trong nước chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan rà soát, tham mưu cấp có thẩm quyền xây dựng và hoàn thiện chính sách về phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiên dùng trong nước, khuyến khích người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam.
Ưu tiên phát triển đa dạng các kênh phân phối, phát triển mạnh các nền tảng số, thương mại điện tử hài hòa và tích hợp cùng các kênh như chợ truyền thống, siêu thị, trung tâm thương mại, chuỗi bán lẻ.
Hỗ trợ phát triển các tập đoàn bán lẻ tư nhân lớn mạnh, có năng lực cạnh tranh cao trong lĩnh vực phân phối, lưu thông hàng hóa (gồm cả hạ tầng thương mại và dịch vụ logistics);
Khuyến khích sự kết hợp hiệu quả giữa thương mại, văn hóa và du lịch để mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước, góp phần xây dựng nền tảng thị trường hàng hóa trong nước.
Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi kinh doanh hàng nhập lậu; hàng cấm; sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không đảm bảo vệ sinh thực phẩm; hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ; hành vi gian lận thương mại và các hành vi vi phạm pháp luật khác trong hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thương mại theo quy định của pháp luật.
Kế hoạch nêu nhiệm vụ cụ thể của Cục Đổi mới sáng tạo, Chuyển đổi xanh và Khuyến công chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan ưu tiên hỗ trợ triển khai các hoạt động khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và sản phẩm, dịch vụ về dữ liệu trong ngành Công Thương
Cục Đổi mới sáng tạo, Chuyển đổi xanh và Khuyến công chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quanphát huy vai trò của khoa học công nghệ chuyển đổi số, chuyển đổi xanh và đổi mới sáng tạo trong tối ưu hóa và phát triển bền vững chuỗi cung ứng nội địa.
Nghiên cứu, tham mưu hoàn thiện cơ chế, chính sách và pháp luật trong lĩnh vực Công Thương để thúc đẩy khu vực tư nhân tham gia phát triển kinh tế tuần hoàn.
Ưu tiên hỗ trợ triển khai các hoạt động khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và sản phẩm, dịch vụ về dữ liệu trong ngành Công Thương.
Khuyến khích, thúc đẩy thí điểm cơ chế thử nghiệm có kiểm soát đối với công nghệ, sản phẩm, dịch vụ, mô hình kinh doanh mới trong lĩnh vực Công Thương.
Phát huy vai trò của khoa học công nghệ, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh và đổi mới sáng tạo trong tối ưu hóa và phát triển bền vững chuỗi cung ứng nội địa.
Cục Xúc tiến thương mại chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quanxây dựng và hoàn thiện chính sách về xúc tiến thương mại quốc gia gắn với xây dựng thương hiệu quốc gia Việt Nam.
Tập trung ưu tiên nâng cấp, đổi mới toàn diện nội dung, cách thức thực hiện công tác xúc tiến thương mại; đơn giản hóa tối đa hồ sơ thủ tục triển khai xúc tiến thương mại; mức và tỷ lệ hỗ trợ tiệm cận với thực tế thị trường.
Vụ Phát triển thị trường nước ngoài, Vụ Chính sách thương mại đa biên theo chức năng, nhiệm vụ được phân công chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan theo dõi, đôn đốc, thúc đẩy thực thi hiệu quả các Hiệp định thương mại tự do (FTA) đã ký kết.
Tích cực tham mưu đàm phán, ký kết mới các Hiệp định thương mại tự do với các đối tác còn tiềm năng ở khu vực châu Phi, Nam Á, Tây Á và Nam Mỹ…, hỗ trợ doanh nghiệp chuyển mạnh sang xuất khẩu chính ngạch gắn với xây dựng thương hiệu, thúc đẩy xuất khẩu bền vững.
Chủ động nghiên cứu, tham mưu và nâng cấp các Hiệp định thương mại tự do phù hợp với bối cảnh mới và nhu cầu trong nước.
Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan tăng cường hướng dẫn, hỗ trợ hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh và doanh nghiệp có hoạt động bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trên các nền tảng số.
Tăng cường công tác quản lý, nâng cao nhận thức cho cán bộ công chức, doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh về công tác phòng chống tội phạm công nghệ cao, lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, bảo vệ an toàn trong các giao dịch thương mại điện tử; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm của doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh trong thương mại điện tử.
Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Pháp chế, Văn phòng Bộ theo chức năng, nhiệm vụ được phân công chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan rà soát, hoàn thiện và tham mưu cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành công tác quản lý cán bộ, công chức trong thực thi công vụ có liên quan đến kinh tế tư nhân.
Xây dựng, tham mưu ban hành các hướng dẫn về trách nhiệm công vụ của người công chức, người đứng đầu đơn vị trong giải quyết thủ tục hành chính; xử lý nghiêm các hành vi tham nhũng, trục lợi cá nhân, nhũng nhiễu của cán bộ, công chức; bảo vệ cán bộ, công chức đã thực hiện đầy đủ các quy trình, quy định, không tư lợi trong quá trình thực hiện nhiệm vụ nhưng có thiệt hại do rủi ro khách quan.
Cục Công nghiệp rà soát, tham mưu xây dựng và hoàn thiện hệ thống thể chế về phát triển các lĩnh vực công nghiệp gắn với đẩy mạnh sự tham gia của khu vực kinh tế tư nhân.
Tạo thuận lợi cho kinh tế tư nhân tiếp cận các nguồn lực
Thứ ba, tạo thuận lợi cho kinh tế tư nhân tiếp cận các nguồn lực về đất đai, vốn, nhân lực chất lượng cao
Cục Đổi mới sáng tạo, Chuyển đổi xanh và Khuyến công chủ trì phối hợp với các địa phương và các đơn vị liên quan rà soát, hoàn thiện pháp luật về quản lý, phát triển cụm công nghiệp, đảm bảo đồng bộ, tạo thuận lợi cho kinh tế tư nhân tiếp cận đất đai, mặt bằng sản xuất kinh doanh trong các cụm công nghiệp.
Theo dõi, đôn đốc các địa phương triển khai quy định “Đối với cụm công nghiệp thành lập mới sau ngày Nghị quyết 198/2025/QH15 của Quốc hội có hiệu lực thi hành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào tình hình thực tế, xác định diện tích đất đối với từng cụm công nghiệp đã đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng bảo đảm bình quân 20 ha/cụm công nghiệp hoặc 5% diện tích đất cụm công nghiệp trên địa bàn để dành cho doanh nghiệp công nghệ cao thuộc khu vực kinh tế tư nhân, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo thuê, thuê lại”.
Vụ Kế hoạch, Tài chính và Quản lý doanh nghiệp chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan khẩn trương rà soát, tham mưu để thống nhất với Bộ Tài chính phương án xử lý đối với nhà, đất là tài sản công thuộc quyền quản lý chưa sử dụng hoặc không sử dụng để bàn giao lại các địa phương cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo thuê phục vụ sản xuất, kinh doanh.
Vụ Tổ chức cán bộ, các cơ sở đào tạo thuộc Bộ theo chức năng, nhiệm vụ được phân côngrà soát, bổ sung phương thức đánh giá, công nhận tốt nghiệp có sự tham gia của doanh nghiệp đối với các chương trình chất lượng cao quy định tại các văn bản quy phạm, pháp luật về quy chế tuyển sinh và đào tạo, đào tạo nghề.
Rà soát khung chương trình đào tạo để bổ sung nội dung đào tạo các kỹ năng sáng tạo, STEM, ngoại ngữ, kỹ năng số đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao gắn với phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp. Bổ sung cơ chế đào tạo nguồn nhân lực theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp, hộ kinh doanh.
Phát triển các chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài; tiếp nhận và nhân rộng các chương trình đào tạo tiên tiến nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho doanh nghiệp.
Triển khai các chương trình đào tạo, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm nhằm phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh phù hợp định hướng phát triển kinh tế xã hội và chức năng, nhiệm vụ của đơn vị; chương trình đào tạo, bồi dưỡng giám đốc điều hành trong lĩnh vực Công Thương; huy động các doanh nhân tham gia đào tạo, chia sẻ kinh nghiệm, truyền cảm hứng, hỗ trợ thiết thực, hiệu quả cho học viên.
Các đơn vị thuộc Bộ theo ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách hỗ trợ, hướng dẫn khu vực kinh tế tư nhân đáp ứng các yêu cầu của các tổ chức tín dụng, các ngân hàng thương mại, các quỹ hỗ trợ doanh nghiệp để tiếp cận các nguồn vốn tín dụng cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo vay để đầu tư máy móc, thiết bị, công nghệ mới, chuyển đổi xanh, chuyển đổi số; tiếp cận các hỗ trợ, ưu đãi về tín dụng, lãi suất cho vay để triển khai các dự án xanh, tuần hoàn và áp dụng khung tiêu chuẩn môi trường, xã hội, quản trị (ESG); cho vay dựa trên dữ liệu thanh toán, dòng tiền; cho vay dựa trên các tài sản bảo đảm bao gồm: động sản, tài sản vô hình, tài sản hình thành trong tương lai phù hợp với quy định của pháp luật.
Hỗ trợ, hướng dẫn các doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực Công Thương tiếp cận các hỗ trợ, ưu đãi về thuê mặt bằng sản xuất kinh doanh tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, vườn ươm công nghệ; các hỗ trợ, ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân…
Thông tin công khai, đầy đủ các gói thầu xây lắp, mua sắm hàng hóa, gói thầu hỗn hợp cung cấp hàng hóa và xây lắp sử dụng ngân sách nhà nước của Bộ Công Thương.
Chủ động rà soát các dự án vướng thủ tục, chậm tiến độ được phân công theo dõi, quản lý, báo cáo cấp có thẩm quyền phương án xử lý để khẩn trương đưa vào khai thác nguồn lực đất đai bị lãng phí, đất công, trụ sở cơ quan không sử dụng, đất trong các vụ việc tranh chấp, vụ án kéo dài.
Thúc đẩy khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo trong kinh tế tư nhân
Thứ tư, thúc đẩy khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh doanh hiệu quả, bền vững trong kinh tế tư nhân
Cục Đổi mới sáng tạo, Chuyển đổi Xanh và Khuyến công chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai quyết liệt Quyết định số 1439/QĐ-BCT ngày 26/5/2025 ban hành Kế hoạch hành động của Bộ Công Thương thực hiện Nghị quyết số 71/NQ-CP của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trong khu vực kinh tế tư nhân.
Khuyến khích, hỗ trợ và hướng dẫn các doanh nghiệp thuộc ngành Công Thương lập quỹ phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và nghiên cứu phát triển; sử dụng quỹ để tự triển khai hoặc đặt hàng nghiên cứu phát triển theo cơ chế khoán sản phẩm; sử dụng phòng thí nghiệm, phòng thử nghiệm, phòng hỗ trợ thiết kế, thiết bị nghiên cứu dùng chung, trung tâm thử nghiệm, đo lường, kiểm định, giám định của Nhà nước do Bộ quản lý để phát triển sản phẩm.
Hỗ trợ, hướng dẫn các doanh nghiệp trong lĩnh vực Công Thương về trình tự, thủ tục về tiếp nhận các hỗ trợ, ưu đãi của nhà nước đối với các hoạt động phát triển khoa học, công nghệ (thuế thu nhập doanh nghiệp, cá nhân chuyên gia, nhà khoa học…).
Nghiên cứu, tham mưu đầu tư phát triển các trung tâm đổi mới sáng tạo phục vụ ươm tạo phục vụ cho các hoạt động nghiên cứu, thử nghiệm, phát triển và chuyển giao các công nghệ nhằm hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp trong lĩnh vực Công Thương.
Các cơ quan nghiên cứu thuộc Bộ theo chức năng, nhiệm vụ được phân công chủ động nghiên cứu, tham mưu cho Bộ và các cơ quan có liên quan xây dựng và triển khai có hiệu quả các cơ chế, chính sách, pháp luật và các vấn đề liên quan để thúc đẩy phát triển khu vực kinh tế tư nhân trong lĩnh vực Công Thương.
Nghiên cứu, triển khai và ứng dụng có hiệu quả các hỗ trợ, ưu đãi về khoa học, công nghệ thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân.
Các Cục, Vụ, đơn vị quản lý chuyên ngành thuộc Bộ chủ động nghiên cứu, đề xuất, tổ chức triển khai các hoạt động nhằm tăng cường hoạt động khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số trong các doanh nghiệp tư nhân trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của đơn vị.
Tăng cường kết nối
Thứ năm, tăng cường kết nối giữa các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp tư nhân với doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp FDI
Cục Công nghiệp, Cục Hóa chất, Vụ Dầu khí và Than theo chức năng, nhiệm vụ được phân công chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan tích cực đàm phán với chủ đầu tư các dự án FDI lớn để có kế hoạch sử dụng chuỗi cung ứng nội địa ngay từ giai đoạn phê duyệt dự án.
Khuyến khích các doanh nghiệp lớn dẫn dắt chuỗi cung ứng nội địa, kết nối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hộ kinh doanh; tích cực tham gia vào các chương trình cấp tín dụng theo chuỗi cung ứng.
Hỗ trợ, hướng dẫn doanh nghiệp, hộ kinh doanh tiếp cận các tổ chức tài chính cung cấp các gói tín dụng theo chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng.
Nghiên cứu, đề xuất xây dựng lộ trình áp dụng tỉ lệ nội địa hóa phù hợp theo lộ trình trong các ngành công nghiệp nền tảng, mũi nhọn, ưu tiên.
Đồng thời, đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ để nâng cao năng lực và trở thành nhà cung ứng trong nước cho các doanh nghiệp đầu chuỗi.
Hỗ trợ, hướng dẫn các doanh nghiệp tham gia chuỗi giá trị trong lĩnh vực Công Thương tiếp cận các hỗ trợ, ưu đãi về thuê mặt bằng sản xuất kinh doanh tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, vườn ươm công nghệ; các hỗ trợ, ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân…
Cục Xúc tiến thương mại chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quanđẩy mạnh xúc tiến đầu tư vào các ngành, lĩnh vực ưu tiên, mũi nhọn, nền tảng.
Tăng cường triển khai các hoạt động hỗ trợ tư vấn, xúc tiến thương mại kết nối các doanh nghiệp FDI với doanh nghiệp nội địa tại các khu công nghiệp, khu kinh tế trọng điểm, khu thương mại tự do.
Các đơn vị phụ trách thị trường nước ngoài, Cục Công nghiệp, Cục Đổi mới sáng tạo, Chuyển đổi Xanh và Khuyến công theo chức năng, nhiệm vụ được phân công hỗ trợ, cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp về các chứng chỉ, chứng nhận đáp ứng tiêu chuẩn ngành theo yêu cầu của thị trường xuất khẩu, doanh nghiệp đầu chuỗi giá trị, doanh nghiệp FDI.
Hình thành và phát triển nhanh các doanh nghiệp lớn và vừa
Thứ sáu, hình thành và phát triển nhanh các doanh nghiệp lớn và vừa, các tập đoàn kinh tế tư nhân tầm cỡ khu vực và toàn cầu
Các đơn vị thuộc Bộ theo chức năng, nhiệm vụ được phân công chủ động xây dựng, triển khai các hoạt động hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp, doanh nhân tiêu biểu, tiên phong trong khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và chuyển đổi xanh, công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ.
Đẩy mạnh việc triển khai các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp hiện hành; nghiên cứu, tham mưc ban hành và tổ chức thực hiện các chương trình mới về hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực sản xuất, công nghệ, thị trường…
Vụ Kế hoạch, Tài chính và Quản lý doanh nghiệp, Vụ Phát triển thị trường nước ngoài, Cục Xuất nhập khẩu, Cục Xúc tiến thương mại theo chức năng, nhiệm vụ được phân công chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quanxây dựng, triển khai các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp vươn ra thị trường quốc tế, tham gia hiệu quả vào các chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu.
Rà soát, tham mưu đồng bộ hóa các cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp về phát triển thị trường xuất khẩu, xây dựng thương hiệu doanh quốc gia, doanh nghiệp, sản phẩm trên thị trường quốc tế; xây dựng hệ thống hạ tầng phân phối, hạ tầng logictics của Việt Nam ở nước ngoài (hệ thống kho ngoại quan và trung tâm phân phối, vận tải…); hỗ trợ tiếp cận tín dụng xuất khẩu; bảo lãnh, bảo hiểm tín dụng xuất khẩu...; các hỗ trợ tư vấn pháp lý, giải quyết tranh chấp kinh doanh trong thương mại quốc tế; các hoạt động kết nối với các tập đoàn đa quốc gia theo chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị toàn cầu...
Tăng cường công tác thông tin, khuyến khích sự tham gia của các doanh nghiệp vào các dự án trọng điểm có ý nghĩa lớn với phát triển kinh tế - xã hội, dự án quan trọng quốc gia trong lĩnh vực Công Thương có áp dụng các hình thức đầu tư trực tiếp hoặc đầu tư theo phương thức đối tác công tư hoặc các mô hình hợp tác giữa Nhà nước và tư nhân theo quy định của pháp luật; các dự án, nhiệm vụ nghiên cứu khoa học trọng điểm, quan trọng quốc gia, đường sắt tốc độ cao, đường sắt đô thị, công nghiệp nền tảng, công nghiệp mũi nhọn, hạ tầng năng lượng, hạ tầng số, giao thông xanh, quốc phòng, an ninh, các lĩnh vực chiến lược có áp dụng hình thức đặt hàng hoặc đấu thầu hạn chế hoặc chỉ định thầu hoặc hình thức phù hợp khác theo quy định của pháp luật.
Hỗ trợ thực chất, hiệu quả doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ
Thứ bảy, hỗ trợ thực chất, hiệu quả doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ và hộ kinh doanh
Các đơn vị thuộc Bộ theo chức năng, nhiệm vụ được phân công hỗ trợ, hướng dẫn các doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia chuỗi giá trị trong lĩnh vực Công Thương tiếp cận các hỗ trợ, ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân; các hỗ trợ, ưu đãi về thuê mặt bằng sản xuất kinh doanh tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, vườn ươm công nghệ.
Ưu tiên doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp do thanh niên, phụ nữ, đồng bào dân tộc thiểu số, người khuyết tật làm chủ, doanh nghiệp ở miền núi, biên giới, hải đảo đối với các gói thầu xây lắp, mua sắm hàng hóa, gói thầu hỗn hợp cung cấp hàng hóa và xây lắp sử dụng ngân sách nhà nước của Bộ Công Thương không quá 20 tỷ đồng.
Hỗ trợ, hướng dẫn doanh nghiệp vừa và nhỏ đáp ứng các yêu cầu của các tổ chức tín dụng, các ngân hàng thương mại, các quỹ hỗ trợ doanh nghiệp để tiếp cận các nguồn vốn tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa vay để đầu tư máy móc, thiết bị, công nghệ mới, chuyển đổi xanh, chuyển đổi số và tín dụng xuất khẩu, tín dụng theo chuỗi cung ứng; tiếp cận các hỗ trợ, ưu đãi về tín dụng, lãi suất cho doanh nghiệp tư nhân vay để triển khai các dự án xanh, tuần hoàn và áp dụng khung tiêu chuẩn môi trường, xã hội, quản trị (ESG); tiếp cận các khoản vay theo chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng; cho vay dựa trên dữ liệu thanh toán, dòng tiền; cho vay dựa trên các tài sản bảo đảm bao gồm: động sản, tài sản vô hình, tài sản hình thành trong tương lai phù hợp với quy định của pháp luật.
Hướng dẫn, cung cung cấp thông tin về cung cấp miễn phí các nền tảng số, phần mềm kế toán dùng chung cho doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.
Vụ Kế hoạch, Tài chính và Quản lý doanh nghiệp chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan đẩy mạnh triển khai Luật Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, chương trình hỗ trợ của ngành cho đối tượng doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh trong đó tập trung vào các hoạt động nâng cao năng lực quản trị, xây dựng hệ thống tài chính minh bạch, chuẩn mực, chuẩn hóa chế độ kế toán, kiểm toán... để tăng khả năng tiếp cận các nguồn lực tài chính.
Rà soát, tham mưu hoàn thiện các chính sách, chương trình hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ; đơn giản hóa tối đa hồ sơ, quy trình, thủ tục hỗ trợ doanh nghiệp; tăng định mức và tỷ lệ hỗ trợ doanh nghiệp tiệm cận với thực tế thị trường; đảm bảo bố trí đủ nguồn lực hỗ trợ; khuyến khích các hiệp hội, viện nghiên cứu, trường đại học... tham gia triển khai thực hiện các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp.
Vụ Pháp chế chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan đẩy mạnh triển khai các hoạt động hỗ trợ pháp lý liên ngành hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ kinh doanh trong lĩnh vực Công Thương.
Vụ Chính sách thương mại đa chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan tăng cường đào tạo, phổ biến thông tin, hỗ trợ doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nắm bắt và khai thác hiệu quả các FTA.
Cục Phòng vệ thương mại chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan thông tin về các biện pháp phòng vệ thương mại và cảnh báo nguy cơ bị điều tra áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại tới các doanh nghiệp.
Cục Đổi mới sáng tạo, Chuyển đổi xanh và Khuyến công chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quantăng cường các hoạt động khuyến công; huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi xanh, chuyển đổi số và nâng cao năng lực cạnh tranh trong quá trình đầu tư phát triển sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp”.
Tạo mọi điều kiện thuận lợi để doanh nhân tham gia quản trị đất nước
Thứ tám, đề cao đạo đức kinh doanh, phát huy trách nhiệm xã hội, thúc đẩy mạnh mẽ tinh thần kinh doanh, tạo mọi điều kiện thuận lợi để doanh nhân tham gia quản trị đất nước
Các đơn vị thuộc Bộ chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan đẩy mạnh tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ được phân công tại Quyết định số /BCT-KHTC ngày /5/2024 của Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Kế hoạch của Bộ Công Thương thực hiện Nghị quyết số 66/NQ-CP ngày 09/5/2024 của Chính phủ về thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 10/10/2023 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ danh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới.
Xây dựng, công bố tại trang, cổng thông tin của đơn vị cảnh báo sớm cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh về các nguy cơ vi phạm pháp luật trên cơ sở tích hợp dữ liệu quản lý, cảnh báo từ các cơ quan quản lý nhà nước.
Cục Xúc tiến thương mại chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quanrà soát, lồng ghép các yêu cầu về chuẩn mực đạo đức, văn hóa kinh doanh gắn với bản sắc dân tộc trong việc triển khai các hoạt động về xúc tiến thương mại và xây dựng thương hiệu quốc gia cho doanh nghiệp, sản phẩm.
Huyền My
Nguồn Tạp chí Công thương : https://tapchicongthuong.vn/bo-cong-thuong-ban-hanh-ke-hoach-thuc-hien-cac-nghi-quyet-ve-phat-trien-kinh-te-tu-nhan-142600.htm